VOA và BBC Việt Nam đưa tin về việc hợp tác với trung tâm JPL của NASA
Dự án nghiên cứu Tình hình sử dụng đất, thay đổi và tác động ở Việt Nam, Lào và Campuchia, bắt đầu tiến hành từ tháng 5/2018 và sẽ kéo dài 3 năm, với sự hợp tác của nhiều nhà khoa học và nghiên cứu từ hơn 20 trường đại học và viện nghiên cứu từ nhiều quốc gia ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
"Khi bạn nghe đến NASA, bạn ngay lập tức nghĩ đến mặt trăng và sao hỏa. Đó chỉ là một phần của NASA mà thôi. Chúng tôi có rất nhiều vệ tinh bay quanh Trái Đất, liên tục theo dõi giám sát sự thay đổi của nó", Tiến sĩ Nghiêm Văn Sơn, nhà nghiên cứu cấp cao của NASA cho BBC biết hôm 10/5.
Ông Sơn cho biết, dự án này nằm trong dự án nghiên cứu Độ che phủ đất và Thay đổi đất (LCLUS) của NASA, vốn đang được thực hiện bởi hàng trăm nhà khoa học toàn thế giới. Mục đích của dự án nghiên cứu là tìm hiểu tình trạng sử dụng đất ở Việt Nam, Lào và Campuchia và tác động từ những thay đổi đến môi trường hệ sinh thái và đưa ra kết quả phục vụ cho các nghiên cứu thực tiễn trên toàn thế giới.
Đặc phái viên Khoa học của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bà Margaret Leinen có mặt tại buổi khai mạc dự án Tình hình sử dụng đất, thay đổi và tác động ở Việt Nam, Lào và Campuchia, hôm 7/5
Mục đích của dự án nghiên cứu là tìm hiểu tình trạng sử dụng đất ở Việt Nam, Lào và Campuchia và tác động từ những thay đổi đến môi trường hệ sinh thái và đưa ra kết quả phục vụ cho các nghiên cứu thực tiễn trên toàn thế giới.
"Đây là dự án đầu tiên quy mô như thế, bằng việc kết hợp dữ liệu từ vệ tinh của NASA đến các nghiên cứu trên mặt đất và khảo sát người dân để giúp đưa ra các dự đoán cho tương lai, phục vụ cho việc quy hoạch đô thị".
Phía Việt Nam có các nhà nghiên cứu và sinh viên từ một số trường đại học như Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP HCM, Đại học Hoa Sen và một số trung tâm, cơ quan nghiên cứu tham gia dự án dự án này.
"Chúng tôi sẽ chia sẻ dữ liệu vệ tinh của NASA cho đoàn nghiên cứu Việt Nam, và cũng chia sẻ những phát hiện, kết quả nghiên cứu cho các nhà khoa học trong dự án, để họ có thể tiếp tục đưa ra những nghiên cứu riêng, xa hơn, phù hợp cho quốc gia của họ," ông Sơn nói.
Đây là một bước tiến lớn đánh dấu việc kết nối và hợp tác giữa những trung tâm nghiên cứu quốc tế lớn với các trường đại học ở Việt Nam nói chung và đại học Khoa học Tự nhiên cũng như Khoa Địa Lý.
Mời các bạn theo dõi tiếp tại:
- VOA: https://www.youtube.com/watch?v=JmqJQQmR2Js
- BBC: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44080842
Đây là một bước tiến lớn đánh dấu việc kết nối và hợp tác giữa những trung tâm nghiên cứu quốc tế lớn với các trường đại học ở Việt Nam nói chung và đại học Khoa học Tự nhiên cũng như Khoa Địa Lý.
Mời các bạn theo dõi tiếp tại:
- VOA: https://www.youtube.com/watch?v=JmqJQQmR2Js
- BBC: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44080842