skip to primary navigation skip to content

Vietnamese English - UK

 

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Địa lý Tự nhiên (điều chỉnh năm 2015)

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Địa lý Tự nhiên (điều chỉnh năm 2015)

1. Chuẩn đầu ra là gì

Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo. 

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa Địa lý, các chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo được công bố công khai, đây là cam kết của khoa về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp. 

2. Mục tiêu xây dựng và công bố chuẩn đầu ra

a) Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của khoa để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và học tập; giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra.

b) Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp cử nhân: chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.

c) Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường, khoa và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Địa lý Tự nhiên có các chuẩn đầu ra như sau:

 

Chuẩn đầu ra đầy đủ theo bản đặc tả chương trình (21)

Chuẩn đầu ra rút gọn (15)

Expected learning outcomes (ELO) outlines (15)

Về kiến thức (Knowledge) 

 

Kiến thức chung

 

1. Vận dụng được các kiến thức về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học.

Có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường.

Có khả năng đánh giá, phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức cảnh giác với những âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

1.1. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học trong giao tiếp thông thường và nghiên cứu khoa học, vận dụng được phương pháp luận Mác Lênin và tư tưởng, đạo đức của Đảng cộng sản Việt Nam vào nghề nghiệp và cuộc sống, đánh giá, phân tích được các vấn đề về an ninh quốc phòng nhằm bảo vệ tổ quốc.

1.1. Being able to use foreign language and information technology in daily communication and in science research, applying Maxist-Leninism methodologies and ethics required by the Communist Party into their own personal life and profession, evaluating, analyzing all the matters of national security and defence in order to protect the country.

 

Kiến thức theo lĩnh vực khoa học tự nhiên

2. Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khoa học Địa lý.

 

1.2. Hiểu biết và giải thích được các đặc trưng về văn hóa Việt Nam, sự hình thành, đặc điểm và mối quan hệ qua lại giữa các quyển của Trái đất. 1.2. Being able to explain Vietnamese cultural identites, the formation, characterisctics and the interactions among the Earth’s spheres.

Kiến thức theo khối ngành Khoa học Trái đất

3. Hiểu và vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học, làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khối ngành khoa học Trái đất nói chung, cho ngành Địa lý tự nhiên nói riêng..

 

1.3. Hiểu và áp dụng có hiệu quả các kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa học Trái đất nói chung và Địa lý Tự nhiên nói riêng.

 

1.3. Being able to effectively apply fundamentals of mathematics, physics, and chemistry into solving all theoretical and practical matters in the field of Earth Science in general and Physical geography in particular.

 Kiến thức theo nhóm ngành Địa lý

4. Phân tích và áp dụng được các quy luật địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội và nhân văn, các vấn đề tài nguyên môi trường và những biến đổi của chúng theo không gian và thời gian;

Hiểu và phân tích được các kỹ thuật/ công nghệ mô phỏng/ không gian hoá thế giới thực và các sự vật, hiện tượng trên bề mặt Trái đất;

Hiểu và áp dụng được các công nghệ kỹ thuật hiện đại về Viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa lý, nghiên cứu và giám sát tài nguyên, môi trường…

1.4. Giải thích được các quy luật địa lý tự nhiên và nhân văn và áp dụng để giải thích được nguyên nhân và đặc điểm sự biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội theo không gian và thời gian. Lựa chọn và ứng dụng kỹ thuật khảo sát thực địa, phân tích địa lý tổng hợp và kỹ thuật địa thông tin về bản đồ, viễn thám, hệ thông tin địa lý cho nghiên cứu địa lý, giám sát tài nguyên và môi trường.

1.4. Being able to explain the laws of physical and human geography and apply them into interpreting causes and characteristics of changes in both biophysical and human domains in time and space. Being able to select and apply geographic information techniques of cartography, remote sensing and GIS techniques into geography study, resources and environment monitor.

Kiến thức chuyên sâu về ngành

5. Phân tích và áp dụng được các kiến thức ngành Địa lý tự nhiên, các phương pháp nghiên cứu và công nghệ hiện đại để hình thành các ý tưởng, xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá, và nghiên cứu khoa học được theo các hướng: Sinh thái cảnh quan và Môi trường, Địa mạo và tai biến thiên nhiên, Địa lý và môi trường biển, Bản đồ - Hệ thông tin địa lý và Viễn thám, Địa nhân văn và Kinh tế sinh thái, Địa lý du lịch và Du lịch sinh thái, Địa lý qui hoạch và tổ chức lãnh thổ. 1.5. Áp dụng được phương pháp và kiến thức đã học để tổng quan tài liệu và xây dựng, tổ chức thực hiện và trình bày một nghiên cứu khoa học phục vụ thực tiễn trong một lĩnh vực chuyên sâu về Địa lý Tự nhiên.

1.5. Being able to apply acquired knowledge and methods in reviewing literature, conducting and presenting a science research on an in-depth area in physical geography, applicable in reality.

Về kỹ năng (Skills)

Kỹ năng cứng (chuyên môn) (Hard skills)

Kĩ năng nghề nghiệp

6. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

 

2.1. Có kỹ năng thực thi công việc thông qua phân tích, vận dụng, đánh giá và tổng hợp kiến thức địa lý tự nhiên cùng kỹ thuật và công nghệ hiện đại để giải quyết một vấn đề khoa học hoặc thực tiễn, có năng lực dẫn dắt kiến thức chuyên sâu về địa lý tự nhiên vào xử lý các vấn đề theo quy mô không gian khác nhau.

2.1. Having skills to do work via analysing, applying, evaluating and synthesising knowledge of physical geography as well as modern and advanced techniques and technologies in order to handle a scientific or realistic matter, being able to apply in-depth knowledge of physical geography into solving problems in different spatial references.

Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

7. Có khả năng phát hiện và tổng hợp vấn đề theo tư duy lôgic;

Có khả năng đánh giá và phân tích định tính, định lượng vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề và các kiến nghị.

2.2. Có tư duy lô gic, có khả năng nghiên cứu, khám phá và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện và hình thành vấn đề liên quan đến địa lý tự nhiên, tổng quát hóa vấn đề theo tư duy lô gíc, phân tích định tính-định lượng vấn đề; có kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp, kiến nghị phù hợp. 2.2. Having critical thinking skills, being able to do research, explore and solve problems:Being able to recognize and formulating physical geography related matters, logically generalize problems, qualitatively and quantitatively analyze matters, solve problems and propose proper solutions.

Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

8. Có khả năng thu thập, tìm kiếm, phân tích, xử lý, tổng hợp tài liệu, thông tin bằng các công cụ khác nhau.

Có khả năng nghiên cứu thực nghiệm và kiểm định giả thuyết;

Khả năng tư duy theo hệ thống

9. Có khả năng nhìn nhận và tổng quát vấn đề trong mối liên hệ giữa các hợp phần của hệ thống lãnh thổ địa lý.

 2.3. Có tư duy hệ thống và hiểu bối cảnh xã hội, tổ chức và ngoại cảnh: Có khả năng nhìn nhận vấn đề trong mối liên hệ với các thành phần khác của hệ thống lãnh thổ địa lý, hiểu được mối quan hệ giữa các lĩnh vực hoạt động của đơn vị công tác với các vấn đề Địa lý tự nhiên và thể hiện được vai trò của Địa lý Tự nhiên đối với xã hội trong bối cảnh toàn cầu.

2.3. Having higher-order thinking skills and distinguishing social context, organization and external circumstances: Being able to see matter in connection with other components in the system of geographical territories, understanding the relationship between organizations’ working domains and the geographical matters, and being able to present the role of Physical geography in the global context.

Hiểu bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

10. Có khả năng hiểu và thể hiện được vai trò và trách nhiệm của một cử nhân Địa lý tự nhiên đối với xã hội;

Hiểu được mối quan hệ qua lại giữa khoa học Địa lý tự nhiên và xã hội.

Hiểu được bối cảnh toàn cầu về diễn biến tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu và các hoạt động liên quan

Hiểu bối cảnh tổ chức

11. Có khả năng tìm hiểu được chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của một đơn vị công tác;

Có khả năng tìm hiểu được mối quan hệ giữa các hoạt động của một đơn vị công tác với các vấn đề Địa lý tự nhiên

Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

12. Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng và các vấn đề trong thực tiễn.

 

2. 4. Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn: Có năng lực vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức về địa lý tự nhiên, kỹ năng làm việc trong phòng và kỹ năng khảo sát thực địa, phân tích bản đồ, viễn thám và GIS để giải quyết các mục tiêu công việc và sáng tạo, dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp.

2.4. Being able to apply knowledge, skills into practice: Being able to flexibly and properly apply knowledge of physical geography, working skills in office and field trip techniques, maps reading, remote sensing and GIS in dealing with job objectives, creating and leading changes in profession.

Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

13. Có kĩ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc, vận dụng kiến thức và kỹ năng đã có để phát triển sự nghiệp cá nhân và tập thể.

Có khả năng đưa ra giải pháp mới hoặc cải tiến công việc chuyên môn.

Có khả năng dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và làm chủ các công nghệ mới về viễn thám và hệ thông tin địa lý.

Kỹ năng mềm (Complementary Skills)

Các kỹ năng cá nhân

14. Có kỹ năng học và tự học; kỹ năng sắp xếp và thực hiện công việc một cách hợp lý và hiệu quả

Có kỹ năng đương đầu với rủi ro, thích ứng với thực tế.

2.5. Có kỹ năng học và tự học để nghiên cứu; kỹ năng sắp xếp và thực hiện công việc một cách hợp lý và hiệu quả, có kỹ năng đương đầu với rủi ro, thích ứng với thực tế,

2.5. Having study and self-study skills, organizing and conducting tasks in a flexible and effective manner, being able to confront with any possible risks, adapt to practical case-to-case situations.

Kỹ năng làm việc theo nhóm

15. Có kỹ năng duy trì hoạt động nhóm, phối hợp hoạt động trong nhóm và giữa các nhóm khác nhau 2.6. Hình thành nhóm làm việc hiệu quả, có khả năng vận hành nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm; xây dựng kỹ năng làm việc trong các nhóm khác nhau.

2.6. Building effective working teams, being able to manage, develope and lead teams; developing working skills in different and various working teams.

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo

16. Có khả năng quản lý, tổ chức nhóm và vận hành nhóm; Có khả năng lãnh đạo, phát triển nhóm làm việc.

Kỹ năng giao tiếp

17. Có kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân; Có kỹ năng thuyết trình một vấn đề khoa học; Có kỹ năng vận dụng trực quan hóa địa lý.

2.7. Có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, thuyết trình một vấn đề khoa học và sử dụng thành thạo các phần mềm để hỗ trợ giao tiếp trực quan hóa địa lý. Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, tìm kiếm và trình bày vấn đề chuyên môn ở mức B1.

2.7. Having interpersonal communication skills, science report presentation skills, being savvy in using softwares and applications in suporting geographical visualizing communiation. Being able to use foreing languages in communicating, searching and presenting faculty-related matters at B1 level according to CEFR. 

Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

18. Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, hiểu và trình bày vấn đề chuyên môn trong các báo cáo, bài báo, hội thảo liên quan đến ngành Địa lý Tự nhiên và các hướng chuyên sâu.

 

Về phẩm chất đạo đức (Attitudes)

Phẩm chất đạo đức cá nhân

19. Có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt: sẵn sàng đương đầu với rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ,…

3.1. Có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt: sẵn sàng đương đầu với rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ…

3.1. Being ethical and having good personal morality: willing to face with possible risks, persistent, flexible, self-confident, and industrious.

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

20. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, chủ động, luôn cập nhật thông tin chuyên môn.

3.2. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, chủ động, luôn cập nhật thông tin chuyên môn.

3.2. Having good professional qualifications: being truthful, reliable, active, and always staying professionally updated.

Phẩm chất đạo đức xã hội

21. Có trách nhiệm công dân và chấp hành pháp luật cao; có ý thức bảo vệ tổ quốc, đề xuất sáng kiến, giải pháp và vận động chính quyền, nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc.

3.3. Có trách nhiệm công dân và chấp hành pháp luật cao; có ý thức bảo vệ tổ quốc, đề xuất sáng kiến, giải pháp và vận động chính quyền, nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc.

3.3. Having citizen commitment and obeying the law: being aware of country protection, introducing initiatives, proposing solutions and encouraging authorities and people to take part in protecting the country.