skip to primary navigation skip to content

Vietnamese English - UK

 

Thời kì Phát triển toàn diện 1996-Nay

Thời kì Phát triển toàn diện 1996-Nay

2.1. Bối cảnh xã hội và khoa học công nghệ

Ngày 21 tháng 10 năm 1995, Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội GS.VS Nguyễn Văn Đạo đã ban hành Quyết định số 435/TCCB về việc thành lập 4 khoa mới trên cơ sở chia tách và sắp xếp lại Khoa Địa lý - Địa chất, một số đơn vị chuyên ngành của Khoa Sinh học và Khoa Hóa học thành các khoa mới theo các ngành:

1. Khoa Địa chất

2. Khoa Địa lý

3. Khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học

4. Khoa Môi trường

Khoa Địa lý được tổ chức và hợp nhất lại trên cơ sở ba bộ môn của Khoa Địa lý - Địa chất cũ là Bộ môn Địa mạo, Bộ môn Sinh thái cảnh quan và Môi Trường (Bộ môn Địa lý tổng hợp) và Bộ môn Bản đồ. Chủ nhiệm Khoa Địa lý đầu tiên được bổ nhiệm theo hình thức phổ thông đầu phiếu là PGS.TS. Nguyễn Quang Mỹ, các Phó chủ nhiệm là PGS.TS. Phan Văn Quýnh, PGS.PTS. Nguyễn Cao Huần và PGS.PTS. Trương Quang Hải. Có thể nói đây là một thời kỳ có rất nhiều cơ hội mới thuận lợi để phát triển, nhưng cũng không ít các thách thức đang đặt ra cho một Khoa mới. Vấn đề đặt ra là: Khoa Địa lý sẽ làm gì? Đào tạo ra sao? Cơ cấu như thế nào? Mở rộng hay thu hẹp để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn đổi mới?...Những vấn đề này đều đặt Ban chủ nhiệm khoa và Cấp ủy một thách thức rất lớn: Dừng lại ở phương thức truyền thống hay tiến lên theo hướng phát triển toàn diện và đổi mới?

Kế thừa truyền thống đào tạo và nghiên cứu khoa học của giai đoạn trước cùng với sự nỗ lực hoạt động không ngừng về mọi mặt của tất cả các cán bộ viên chức trong khoa, đến nay, sau 20 năm tách khoa, Khoa Địa lý đã từng bước được phát triển và ngày càng trở nên hoàn thiện hơn theo hướng cả lý thuyết và ứng dụng với phương châm HỌC và HÀNH trong cả đạo tạo và nghiên cứu khoa học, lấy nghiên cứu khoa học nuôi dưỡng đào tạo và lấy đào tạo để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học.

Tuy mới 20 năm, nhưng đây là giai đoạn có nhiều điều kiện cả thuận lợi lẫn khó khăn tác động sâu sắc đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa.

Những thuận lợi

Trước hết, Khoa Địa lý đã trở thành một đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học độc lập với đầy đủ điều kiện để phát triển toàn diện dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy và Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Toàn Đảng toàn dân tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện. Mọi mặt đời sông kinh tế xã hội có những chuyển biến sâu sắc và có tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực và mọi tầng lớp xã hội.Nhiều văn bản về phát triển Khoa học - Công nghệ và Giáo dục - Đào tạo của Nhà nước được ban hành. Đồng thời có nhiều Chương trình Khoa hoc-Công nghệ cả về nghiên cứu cơ bản lẫn ứng dụng được triển khai ở các cấp quản lý khác nhau và đã có nhiều thày cô trong Khoa chủ trì và tham gia. Qua đó, giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Có nhiều vấn đề khoa học mới (như về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, địa lý ứng dụng, nghiên cứu liên ngành, v.v.) và khả năng ứng dụng công nghệ (viễn thám và GIS, v.v.) đã được các cán bộ trong khoa quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

Những khó khăn:

- Năng lực cán bộ tuy tăng về số lượng, nhưng khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học còn bị hạn chế, đặc biệt là hợp tác với bên ngoài; số lượng cán bộ có kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ngày càng giảm;

- Tính năng động và tiếp thu cái mới chưa cao; 

- Cơ sở vật chất của Khoa còn quá khiêm tốn.

2.2. Cơ cấu tổ chức và lực lượng cán bộ 

2.2.1. Về cơ cấu tổ chức

Sau khi tách thành Khoa Địa lý độc lập, việc đầu tiên là phải kiện toàn bộ máy tổ chức. Mặc dù có Quyết định thành lập Khoa từ tháng 10/1995, nhưng lúc đó còn đang giữa năm học 1995-1996, cho nên việc điều hành hành công tác vẫn thuộc về Ban chủ nhiệm Khoa Địa lý - Địa chất chung cho đến khi kết thúc năm học. Khoa Địa lý được tách trên cơ sở 3 Bộ môn: 1) Sinh thái, Cảnh quan và Môi trường, 2) Địa mạo (nay là Bộ môn Địa mạo và Địa lý - Môi trường biển) và 3) Bản đồ (năm 1992 đổi thành Bộ môn Bản đồ-Viễn thám). Ngay vào đầu năm học 1996-1997, khoa bắt đầu ổn định tổ chức bằng cách tiến hành bầu Ban Chủ nhiệm Khoa và Chủ nhiệm các bộ môn, đồng thời xây dựng 1 Trung tâm nghiên cứu, và thành lập Hội đồng Khoa học - Đào tạo của khoa. Tuy nhiên, do còn thiếu tính hệ thống của Khoa học Địa lý và theo nhu cầu xã hội lúc bấy giờ, nên Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa đã họp và đề xuất xây dựng các lĩnh vực đào tạo mới. Đầu tiên là xây dựng khung Chương trình đào tạo Địa lý biển, Địa chính và tiếp theo là Địa Nhân văn và Kinh tế sinh thái. Sau đó cả 3 khung chương trình này đều được phê duyệt. Trong đó thành lập thêm 2 bộ môn: 1) Địa Chính vào năm1997 (sau này tách thành 2 là Bộ môn Địa chính và Bộ môn Công nghệ Địa chính) và Bộ môn Địa Nhân văn và Kinh tế sinh thái cũng được thành lập vào năm 1997. Còn Chương trình đào tạo Địa lý Biển được gộp vào Bộ môn Địa mạo và trở thành Bộ môn Địa mạo và Địa lý biển (sau đổi thành Bộ môn Địa mạo và Địa lý-Môi trường biển như hiện nay).

Cho đến nay, sau 20 năm độc lập phát triển và trưởng thành, khoa Địa lý đó có 6 Bộ môn và 6 Trung tâm (1 trung tâm cấp trường, 5 trung tâm cấp khoa), quản lý 2 ngành Đào tạo Đại học, 6 chuyên ngành đào tạo Thạc sỹ và 5 chuyên ngành đào tạo Tiến sỹ. 

2.2.2. Về lực lượng cán bộ

Trong vòng 20 năm qua (1996-2016), lực lượng cán bộ của khoa Địa lý đã tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Các hoạt động đào tào và nghiên cứu khoa học cũng ngày càng toàn diện hơn về chuyên môn và đa dạng hơn trong các lĩnh vực ứng dụng.

Tại thời điểm tách khoa, đầu năm học 1996-1997, cả khoa chỉ có 24 cán bộ được bố trí trong 3 Bộ môn: Sinh thái, Cảnh quan và Môi trường (9 cán bộ: Phạm Quang Anh, Nguyễn Thị Hải, Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần - Chủ nhiệm bộ môn, Nguyễn Đức Huy, Đinh Văn Thanh, Phạm Quang Tuấn, Nguyễn Đình Vạn và Trần Hoàng Yến), Bộ môn Địa mạo (9 cán bộ: Đặng Văn Bào, Đào Đình Bắc, Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Hoàn, Nguyễn Đức Khả, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái – Chủ nhiệm Bộ môn, và Nguyễn Xuân Trường) và Bộ môn Bản đồ (6 cán bộ: Đinh Thị Bảo Hoa, Nguyễn Đình Minh, Hoàng Phương Nga, Phan Văn Quýnh – Chủ nhiệm Bộ môn, Trần Đức Thanh và Nhữ Thị Xuân), trong đó có 7 Tiến sỹ và 2 Tiến sỹ Khoa học; tuổi bình quân của các cán bộ trong khoa lúc này là trên 46 tuổi (người cao tuổi nhất là thày Nguyễn Vi Dân, 62 tuổi và trẻ nhất là cô Đinh Thị Bảo Hoa, 31 tuổi) . Ban chủ nhiệm khoa có 4 người: 1 Chủ nhiệm (Nguyễn Quang Mỹ) và 3 Phó Chủ nhiệm (Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần và Phan Văn Quýnh). Vì vậy, cả về khách quan lẫn chủ quan, có thể nói đây là những người sáng lập ra Khoa Địa lý ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sang năm học 1997-1998 có sự thay đổi đáng kể các về lực lượng. Sự thay đổi được thực hiện dưới hai hình thức: thuyên chuyển cán bộ trong khoa và nhận thêm cán bộ từ những nơi khác. Chuyển thày Nguyễn Quang Mỹ và thày Nguyễn Đức Khả từ bộ môn Địa mạo sang Bộ môn Địa chính; thày Nguyễn Xuân Trường từ bộ môn Địa mạo sang Bộ môn Địa Nhân văn và Kinh tế sinh thái; các thày Phạm Quang Anh, Đinh Văn Thanh từ Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi trường sang Bộ môn Địa Nhân văn và Kinh tế Sinh thái.

Lực lượng cán bộ Khoa Địa lý liên tục được nâng cao trình độ và bổ sung từ nguồn sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng (Nguyễn An Thịnh, Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thúy Hằng), cử nhân hệ chính quy tốt nghiệp xuất sắc ngành Địa lý: Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hiệu, Vũ Kim Chi, Bùi Quang Thành, Nguyễn Thị Hà Thành, Trần Văn Trường, Dư Vũ Việt Quân, Đỗ Trung Hiếu, Dương Thị Thủy, Phạm Xuân Cảnh, Phạm Thị Phương Nga; Ngành Quản lý đất đai: Lê Phương Thúy, Đỗ Thị Tài Thu, Trịnh Thị Kiều Trang, Nguyễn Xuân Linh, Phạm Lê Tuấn; và từ các cơ quan ngoài: thầy Nguyễn Ngọc Thạch (về khoa năm 1999), Phạm Văn Cự (2005), cô Nguyễn Thị Thanh Hải; và từ nguồn đào tạo ở Nga, Đức (cô Thái Thị Quỳnh Như, thầy Trần Quốc Bình, thầy Trần Văn Tuấn, thầy Mẫn Quang Huy, thầy Phạm Sỹ Liêm) và trong nước (cô Phạm Thị Phin).

Sự thuyên chuyển cán bộ trong nội bộ Khoa vào các năm sau vẫn diễn ra nhằm đảm bảo việc quản lý và phát triển các chuyên ngành: sau khi bảo vệ tiến sĩ, cô Nguyễn Thị Hải năm 2004 và thầy Trần Anh Tuấn năm 2005 chuyển sang bộ môn Địa nhân văn và Kinh tế sinh thái, cô Nguyễn Thị Thanh Hải từ bộ môn Bản đồ viễn thám sang bộ môn Công nghệ địa chính năm 2006.

Sự luân chuyển cán bộ ra ngoài Khoa về cơ quan ngoài do nhu cầu quản lý và nghiên cứu khoa học, đào tạo: thầy Trương Quang Hải (nguyên Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, kiêm nhiệm Chủ nhiệm bộ môn Địa nhân văn và Kinh tế sinh thái), thầy Phan Văn Quýnh chuyển sang khoa Địa chất, thầy Trần Anh Tuấn (Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ Giáo dục & Đào tạo), cô Thái Thị Quỳnh Như (Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, thầy Nguyễn Hiệu (Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội), cô Vũ Kim Chi (Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển).

Trong thời gian này đã có một số cán bộ về hưu theo chế độ hoặc do sức khỏe yếu đã mất:

Các cán bộ đã về hưu: 

1) Nguyễn Vi Dân; 2) Nguyễn Hoàn; 3) Phạm Quang Anh; 4) Nguyễn Đức Huy; 5) Đào Đình Bắc; 6) Nguyễn Văn Pha; 7) Nguyễn Đức Linh; 8) Phạm Văn Cự; 9) Nguyễn Đức Khả; 10) Trần Hoàng Yến; 11) Nguyễn Thị Thanh Hải (bộ môn Địa mạo); 12) Nguyễn Thị Thanh Hải (bộ môn Công nghệ địa chính); 13) Nguyễn Thị Hải; 14) Nguyễn Thị Nguyên; 15) Nguyễn Thị Thông; 16) Nhữ Thị Xuân; 17) Lê Thị Hồng;

Các cán bộ đã mất: 

1) Nguyễn Xuân Trường (năm 2004); 2) Nguyễn Đình Vạn (năm 2010); 3) Nguyễn Quang Mỹ (năm 2014); 4) Hoàng Phương Nga (năm 2016)

Đến nay, Khoa Địa lý đã có 38 cán bộ cơ hữu, trong đó có 22 cán bộ có học hàm, học vị tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư cùng nhiều cán bộ kiêm nhiệm từ các cơ quan khác.

Danh sách cán bộ hiện hữu của Khoa Địa lý (đến tháng 10/2016):

* Cán bộ cơ hữu

Cán bộ trong biên chế:

1) PGS.TS. Đặng Văn Bào; 2) PGS.TS. Trần Quốc Bình; 3) TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng; 4) PGS.TS. Đinh Bảo Hoa; 5) GVC. Vũ Thị Hoa; 6) GS.TS. Nguyễn Cao Huần; 7) TS. Mẫn Quang Huy; 8) Nguyễn Thị Thanh Huyền; 9) TS. Hoàng Thị Thu Hương; 10) PGS.TS. Nguyễn Đình Minh; 11) PGS.TS. Vũ Văn Phái; 12) TS. Phạm Thị Phin; 13) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch; 14) TS. Bùi Quang Thành; 15) CN. Phạm Thị Phương Thảo; 16) PGS.TS. Phạm Quang Tuấn; 17) PGS.TS. Trần Văn Tuấn; 18) PGS.TS. Nhữ Thị Xuân; 19) TS. Nguyễn Thị Hà Thành; 20) ThS. Nguyễn Quang Minh;

Cán bộ hợp đồng Trường có đóng bảo hiểm:

1) ThS. Đặng Kinh Bắc (đang làm NCS ở Đức); 2) ThS. Hoàng Tuấn Anh; 3) ThS.NCS. Phạm Xuân Cảnh; 4) ThS.NCS. Đỗ Trung Hiếu; 5) ThS.NCS. Hứa Thanh Hoa; 6) ThS.NCS. Vũ Phương Lan (đang làm NCS ở  Pháp); 7) KS.NCS. Phạm Sỹ Liêm; 8) ThS.NCS.Nguyễn Xuân Linh (đang làm NCS ở Đài Loan); 9) ThS.Phạm Thị Phương Nga; 10) ThS.NCS. Đặng Thị Ngọc; 11) ThS.NCS. Dư Vũ Việt Quân (đang làm NCS ở  Bỉ); 12) ThS.NCS. Đỗ Thị Tài Thu; 13) ThS.Lê Phương Thúy;14) ThS.NCS.Dương Thị Thủy; 15) ThS.NCS. Trịnh Thị Kiều Trang (đang làm NCS ở Hàn Quốc ); 16) TS. Trần Văn Trường; 17) TS Trần Thục Hân (Postdoc ở nước ngoài); 18) CN Nguyễn Thái Hà, 19) CN. Phạm Lê Tuấn.

* Cán bộ kiêm nhiệm

1) GS.TS Trương Quang Hải; 2) PGS.TS Nguyễn Hiệu; 3) GS.TSKH Đặng Hùng Võ; 4) PGS.TS. Nguyễn Đăng Hội.

* Cán bộ tạo nguồn

1) CN.HVCH. Hoàng Văn Trọng

2.3. Hoạt động đào tạo 

2.3.1. Đào tạo đại học

Vào thời điểm năm học đầu tiên (1996-1997), sau khi được tổ chức thành 3 bộ môn, các bộ môn đã khẩn trương xúc tiến việc xây dựng khung chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học và bắt tay biên soạn các giáo trình cơ sở với chất lượng in typo hoặc lưu hành nội bộ (lưu hành trong Trường ĐH KHTN). Song song với việc chuẩn bị cơ sở kiến thức và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo. Ban chủ nhiệm Khoa và các Bộ môn đã đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền ngành nghề bằng những buổi Seminar hấp dẫn mà đặc biệt là những cuộc đối thoại trực tiếp về ngành nghề giữa sinh viên, giáo viên và các cựu sinh viên thành đạt của Khoa Địa lý. Do đó, số sinh viên vào học ngành Địa lý càng tăng lên. Nếu trước đây mỗi khóa, ngành Địa lý chỉ tuyển sinh được 10, 15 sinh viên, có những chuyên ngành phải nhẩy cóc 2, 3 năm mới có sinh viên theo học thì nay mỗi khóa ngành Địa lý có tới 40 - 50, thậm chí 60 sinh viên theo học ở tất cả các chuyên ngành. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, số thí sinh đăng ký học Địa lý lại giảm đáng kể, đặc biệt K61 (2016) chỉ có 09 thí sinh vào học Địa lý. Đây là hồi chuông báo động!

Sau gần 1 năm chuẩn bị lực lượng và xây dựng đề cương các môn học, năm học 1997-1998, Khoa bắt đầu tuyển sinh cho ngành Địa chính. Như vậy, kể từ đó đến nay, ở bậc Đại học, Khoa Địa lý đào tạo song song 2 ngành lớn là Địa lý và Địa chính. Do đó, số lượng sinh viên của Khoa Địa lý đã có sự tăng lên đáng kể. Có năm đã lên tới trên 150 sinh viên.

Sau 20 năm phát triển độc lập, Khoa Địa lý đã đào tạo được trên 2000 cử nhân thuộc 2 ngành Địa lý và Địa chính (nay đổi thành Quản lý Đất đai). Sinh viên ra trường ở những khóa đầu của Khoa Địa lý mới đã khẳng định chất lượng đổi mới của công tác đào tạo và đã phát huy hiệu quả rất tốt trong các lĩnh vực khác nhau của công cuộc đổi mới đất nước, nhiều cán bộ đến nay đã có cương vị lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước cũng như giám đốc các công ty kinh doanh. Dưới đây là một số gương mặt tiêu biểu:

1. Nguyễn Thị Tiến, sinh viên K39 Địa lý, Phó giám đốc Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

2. Ngô Thị Bích Trâm, sinh viên K39 Địa lý, ThS. Phó giám đốc Trung tâm thông tin địa lý, Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu

3. Ngô Trà Mai, sinh viên K39 Địa lý, Tiến sĩ, Phó giám đốc Trung tâm Vật lý và Công nghệ Môi trường, Viện Vật lý, Viện HL KH&CN Việt Nam.

4. Trần Anh Tuấn, sinh viên K42 Địa lý, Tiến sĩ, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội

5. Nguyễn Quang Tuấn, sinh viên K42 Địa lý, Tiến sĩ, Trưởng bộ môn Trắc địa, bản đồ và GIS, Khoa Địa lý Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

6. Phạm Minh Hải, sinh viên K43 Địa chính, Tiến sĩ, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ

7. TS. Nguyễn An Thịnh, sinh viên Khóa 2 Hệ đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng Địa lý (K43 Địa lý), Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

8. Trần Văn Hiến, sinh viên K44 Địa lý, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Vịnh Bái Tử Long, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

9. Lê Đỗ Chính, sinh viên K44 Địa chính, Phó giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa.

10. Lê Thị Hằng, sinh viên K44 Địa chính, ThS, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Văn Yên, Yên Bái

11. Hồ Anh Khoa, sinh viên K44 Địa chính, Phó giám đốc Văn phòng ĐKQSD đất Tp Vinh, Nghệ An

12. Vũ Linh, sinh viên K47 Địa chính, Phó giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá và đầu tư tài chính bưu điện.

13. Nguyễn Anh Tuấn, sinh viên K47 Địa chính, Phó chủ tịch UBND Phường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Ngoài ra, trong thời kỳ này, theo nhu cầu của nhiều địa phương và được phép của Nhà trường, Khoa Địa lý đã mở các lớp Đại học Vừa làm vừa học của ngành Địa chính (Quản lý đất đai) cho nhiều địa phương, như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Lào Cai, TH Hồ Chí Minh, Bình Định, Quảng Bình, Hà Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Kiên Giang, v.v. Đến nay, cũng đã có hàng ngàn cán bộ địa chính được đào tạo theo hình thức này đã tôt nghiệp.

2.3.2. Đào tạo Sau đại học

Trong thời kỳ 1995-2000, công tác đào tạo sau đại học của Khoa Địa lý nói chung đã có những bước tiến lớn, thay đổi cả về chất và lượng. Mặc dù đã đào tạo được 4 Tiến sỹ Địa lý trong giai đoạn trước đây nhưng khung chương trình cho bậc đào tạo này chưa thật sự hoàn chỉnh. Theo sự chỉ đạo của ĐHQG HN và của Trường ĐH KHTN, tập thể các cán bộ Khoa với sự hợp tác với một số cán bộ ở các khoa và các cơ quan khác đã xây dựng hoàn thiện khung chương trình đào tạo sau đại học, trước tiên cho hai mã số đã có từ trước là: “Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên”, mã số 1 - 07 - 14 (Hiện nay là Quản lý Tài nguyên và Môi trường) và “Địa mạo và Cổ địa lý”, mã số 1-07-03. Sau đó khung chương trình đào tạo sau đại học còn được tiếp tục soạn thảo cho các mã số khác như Địa lý tự nhiên, Địa chính, Bản đồ - Viễn thám và Hệ thông tin địa lý, Địa lý học.

Để góp phần đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên gia Địa chính chất lượng cao có trình độ lý luận, có kiến thức về công nghệ Địa chính hiện đại, có khả năng chủ động triển khai những nhiệm vụ thực tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô, có tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai quốc gia, đáp ứng được những đòi hỏi thực tế của ngành, theo sự chỉ đạo của Khoa Địa lý, Bộ môn Địa chính đã phối hợp với các cán bộ đầu ngành của Tổng cục Địa chính (cũ) xúc tiến việc chuẩn bị mở hệ đào tạo Sau đại học ngành Địa chính.

Ngày 27 tháng 2 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Gáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 965/QĐ- BGD- ĐT- SĐH giao nhiệm vụ đào tạo trình độ Thạc sỹ ngành Địa chính cho Trường ĐH KHTN. Khoa Địa lý, Bộ môn Địa chính đã tranh thủ cơ hội, phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cộng tác viên ở Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài Nguyên - Môi Trường) tiến hành đào tạo thạc sĩ ngay trong năm 2001.

* Bậc Sau đại học

- Trình độ thạc sĩ : 6 chuyên ngành 

Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường

Chuyên ngành Quản lý Đất đai

Chuyên ngành Địa lý Tự nhiên

Chuyên ngành Địa mạo và Cổ địa lý

Chuyên ngành Địa lý học 

Chuyên ngành Bản đồ Viễn thám và Hệ thông tin địa lý

- Trình độ tiến sỹ: 5 chuyên ngành

Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường

Chuyên ngành Địa mạo và Cổ địa lý

Chuyên ngành Địa lý Tự nhiên

Chuyên ngành Bản đồ Viễn thám và Hệ thông tin địa lý

Chuyên ngành Quản lý đất đai  

Tất cả các chuyên ngành đào tạo Sau Đại học, hiện nay đều đã có đề cương chi tiết cho các môn học. Một vài chuyên ngành, như Địa mạo và Cổ địa lý, cần có kế hoạch thu nhận người học trong thời gian tới. Bởi vì, hiện nay, đây là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm và người ta đã chứng minh Địa mạo là một khoa học bao trùm (global science).

Trong vòng  20 năm (1996 - 2016), Khoa Địa lý đã đào tạo được  50 Tiến sỹ:

1. Vũ Văn Phái, bảo vệ năm 1996. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

2. Đặng Văn Bào, bảo vệ năm 1996. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

3. Đỗ Xuân Sâm, bảo vệ năm 1996. Cán bộ Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam.

4. Nguyễn Văn Vinh, bảo vệ năm 1996. Cán bộ Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam.

5. Phạm Quang Anh, bảo vệ năm 1996. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

6. Đinh Văn Huy, bảo vệ năm 1997. Cán bộ Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Hải Phòng, Viện KH&CN Việt Nam.

7. Lê Xuân Hồng, bảo vệ năm 1997. Cán bộ Viện Cơ học, Viện KH&CN Việt Nam.

8. Nguyễn Thị Lan, bảo vệ năm 1997. Cán bộ ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Trọng Tiến, bảo vệ năm 1997. Cán bộ Viện Địa lý, Viện HL KHCNVN.

10. Hoa Mạnh Hùng, bảo vệ năm 2002. Cán bộ Viện Địa lý, Viện Viện KH&CN Việt Nam.

11. Hà Văn Hành, bảo vệ năm 2002. Cán bộ Đại học KH Huế.

12. Nguyễn Thị Hải, bảo vệ năm 2003. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

13. Phạm Quang Tuấn, bảo vệ năm 2003. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

14. Nguyễn Đăng Hội, bảo vệ năm 2004. Cán bộ Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng.

15. Vũ Văn Mạnh, bảo vệ năm 2004. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

16. Vũ Anh Tuân, bảo vệ năm 2004. Cán bộ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, Viện HL KH&CN Việt Nam.

17. Phạm Quang Sơn, bảo vệ năm 2005. Cán bộ Viện Địa chất, Viện HL KH&CN Việt Nam.

18. Lê Thị Thu Hiền, bảo vệ năm 2006. Cán bộ Viện Địa lý, Viện HL KH&CN Việt Nam.

19. Đinh Thị Bảo Hoa, bảo vệ năm 2007. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

20. Lại Anh Khôi, bảo vệ năm 2007. Cán bộ Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện HL KH&CN Việt Nam.

21. Trần Đình Lân, bảo vệ năm 2007. Cán bộ Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện HL KH&CN Việt Nam.

22. Hoàng Danh Sơn, bảo vệ năm 2007. Cán bộ Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học, Công nghệ, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

23. Nguyễn An Thịnh, bảo vệ năm 2007. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

24. Nguyễn Hạnh Quyên, bảo vệ năm 2007. Cán bộ Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện HL KH&CN Việt Nam.

25. Đoàn Thị Tuyết Nga, bảo vệ năm 2007. Cán bộ Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN và PTNT.

26. Nguyễn Thanh Sơn, bảo vệ năm 2008. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

27. Nguyễn Hiệu, bảo vệ năm 2008. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

28. Phạm Thị Tố Oanh, bảo vệ năm 2009. Cán bộ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

29. Ngô Trà Mai, bảo vệ năm 2009. Cán bộ Viện Vật lý, Viện HL KH&CN Việt Nam.

30. Nguyễn Đức Tuệ, bảo vệ năm 2010. Cán bộ Cục Bản đồ, Bộ tổng tham mưu.

31. Vũ Tuấn Anh, bảo vệ năm 2010. Cán bộ Viện Hải dương học, Viện HL KH&CN Việt Nam.

32. Trần Thanh Hà, bảo vệ năm 2010. Cán bộ Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG HN.

33. Phan Văn Trường, bảo vệ năm 2012. Cán bộ Viện Khoa học Vật liệu, Viện HL KH&CN Việt Nam.

34. Nguyễn Thị Thúy Hằng, bảo vệ năm 2012. Cán bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

35. Trần Anh Tuấn, bảo vệ năm 2013. Cán bộ Thành đoàn Hà Nội

36. Nguyễn Quang Tuấn, bảo vệ năm 2013. Cán bộ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

37. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, bảo vệ năm 2014. Cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội

38. Bùi Thị Thu, bảo vệ năm 2013. Cán bộ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

39. Nguyễn Thị Huyền, bảo vệ năm 2014. Cán bộ Trường Đại học Quy Nhơn.

40. Trần Thị Tuyết, bảo vệ năm 2014. Cán bộ Viện Địa lý nhân văn, Viện HL KHXH&NV

41. Lê Minh Phương, bảo vệ năm 2014. Cán bộ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

42. Trần Tuấn Ngọc, bảo vệ năm 2014. Cán bộ Cục viễn thám Quốc gia, Bộ TN&MT

43. Phạm Thanh An, bảo vệ năm 2014. Cán bộ Cục bản đồ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng.

44. Trần Thị Tuyến, bảo vệ năm 2015. Cán bộ Trường Đại học Vinh.Nguyễn Đình Thái, bảo vệ năm 2015. Cán bộ Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

45. Phạm Thị Trầm, bảo vệ năm 2015. Cán bộ Viện Địa lý Nhân văn, Viện HL KHXH Việt Nam

46. Nguyễn Huy Anh, bảo vệ năm 2015. Cán bộ Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế.

47. Nguyễn Văn Thảo, bảo vệ năm 2016. Cán bộ Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện HL KH&CN Việt Nam.

48. Trần Anh Tuấn, bảo vệ năm 2016. Cán bộ Viện Địa chất và Vật lý biển, Viện HL KH&CN Việt NamLương Chi Lan, bảo vệ năm 2016. Cán bộ Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

49. Phạm Hạnh Nguyên, bảo vệ năm 2016. Cán bộ Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

50. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, bảo vệ năm 2016. Cán bộ Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Ngoài ra, còn đào tạo được hàng trăm Thạc sỹ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, số học viên Cao học và Nghiên cứu sinh trong Khoa Địa lý đã đến con số trăm học viên theo học các chuyên ngành thuộc 2 lĩnh vực  Địa lý và Địa chính. 

2.3.3. Công tác viết giáo trình

Để nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài đổi mới phương pháp giản dạy, công tác biên soạn giáo trình, viết sách chuyên khảo và biên dịch các tài liệu cũng rất quan trọng và được Ban chủ nhiệm khoa qua các nhiệm kỳ quan tâm và các cán bộ giảng dạy trong khoa tham gia rất tích cực. Một loạt giáo trình đã được xuất bản vào cuối những năm 1990 và trong những năm đầu của thế ký 21. Mặc dù vậy, số giáo trình, sách chuyên khảo hay sách dịch dùng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ở khoa Địa lý còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện chúng ta mới chỉ có vài chục đầu sách. Trong số đó, có một số giáo trình trong thư viện Khoa đã giảm đi nhiều theo thời gian (như giáo trình Địa mạo đại cương, Cơ sở Địa lý tự nhiên Biển và Đại dương, v.v.). Chúng ta cần có kế hoạch và đề đạt với cấp trên cho phép tái bản trong những năm tới, đồng thời cũng viết thêm các giáo trình và sách tham khảo mới.   

Một số sách và giáo trình tiêu biểu đã xuất bản

1. Đào Đình Bắc (Biên dịch). Các phương pháp quy hoạch đô thị. Nxb Thế Giới 1996, 2000.

2. Nguyễn Ngọc Thạch (Chủ biên). Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Nxb KHKT, 1997.

3. Đào Đình Bắc (Biên dịch). Địa chính Pháp. Nxb Thế Giới, 1999.

4. Đào Đình Bắc (Biên dịch). Quy hoạch du lịch. Nxb ĐHQG HN, 2000.

5. Đào Đình Bắc. Địa mạo đại cương. Nxb ĐHQG HN, 2000, 2004.

6. Nguyễn Đức Khả. Cơ sở Địa chất Đệ tứ trong nghiên cứu Địa mạo. Nxb ĐHQG HN, 2001.

7. Nguyễn Quang Mỹ, Howard Linbert. Kỳ quan hang động Việt Nam. Nxb TTBĐ và TAGD, 2001.

8. Trần Đức Thanh. Đo vẽ địa hình. Nxb ĐHQG HN, 2001.

9. Phạm Văn Cự. Đổi mới nông thôn miền núi Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, 2002.

10. Nguyễn Quang Mỹ. Địa mạo động lực. Nxb ĐHQG HN, 2002.

11. Nguyễn Đức Khả. Lịch sử quản lý đất đai. Nxb ĐHQG HN,

12. Nguyễn Vi Dân. Phương pháp nghiên cứu địa mạo. Nxb ĐHQG HN, 2003.

13. Nhữ Thị Xuân. Bản đồ địa hình. Nxb ĐHQG HN, 2003.

14. Hoàng Phương Nga. Mô hình hóa trong bản đồ Kinh tế - Xã hội. Nxb ĐHQG HN,

15. Trần Quốc Bình. Lý thuyết sai số và phương pháp số bình phương nhỏ nhất trong đo đạc địa chính. Nxb ĐHQG HN, 2005.

16. Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải. Cơ sở địa lý tự nhiên. Nxb ĐHQG HN, 2005.

17. Nguyễn Cao Huần. Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái). Nxb ĐHQG HN, 2005.

18. Nguyễn Quang Mỹ. Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống xói mòn. Nxb ĐHQG HN, 2005.

19. Hoàng Phương Nga, Nhữ Thị Xuân (Biên dịch). Bản đồ học. Nxb ĐHQG HN, 2005.

20. Đinh Văn Thanh. Quy hoạch vùng (lý thuyết và phương pháp). Nxb ĐHQG HN, 2005.

21. Nguyễn Ngọc Thạch. Cơ sở viễn thám. Nxb Nông nghiệp, 2005.

22. Nguyễn Thị Hải. Địa lý tự nhiên các lục địa. Nxb ĐHQG HN, 2006.

23. Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải. Kinh tế môi trường. Nxb ĐHQG HN, 2006.

24. Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả. Cơ sở địa chính. Nxb ĐHQG HN, 2006.

25. Vũ Văn Phái. Cơ sở địa lý tự nhiên biển và đại dương. Nxb ĐHQG HN, 2007.

26. Vũ Văn Phái (Chủ biên). Phần thứ nhất: Địa chất, địa mạo, địa lý tự nhiên, địa lý cảnh quan, địa lý hành chính, địa kinh tế, hạ tầng cơ sở, dân cư, giao thông và quy hoạch đô thị. Trong Bộ sách “Tổng tập Ngàn năm Văn hiến Thăng Long” Nxb VH-TT, HN,

27. Nguyễn Ngọc Thạch. Cơ sở viễn thám. ĐHQG HN, 2007 (Bài giảng điện tử cấp ĐHQG HN).

28. Phạm Quang Tuấn, Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng, Nxb ĐHQG HN, 2007.

29. Bui Thi Dien, Nguyen Trinh Son, Nguyen Duc Kha, English for students of land administration. Nxb ĐHQG HN, 2008.

30. Đinh Bảo Hoa. Bản đồ đại cương. ĐHQG HN, 2009 (Bài giảng điện tử cấp ĐHQG HN).

31. Nguyễn An Thịnh. Cơ sở sinh thái cảnh quan. ĐHQG HN, 2009 (Bài giảng điện tử cấp ĐHQG HN).

32. Vũ Văn Phái (chủ biên), Đào Đình Bắc, Ngô Quang Toàn. Hà Nội: Địa chất, địa mạo và tài nguyên liên quan. Nxb ĐHQG HN, 2011.

33. Nguyễn Ngọc Thạch, Địa thông tin (Những nguyên lý cơ bản về viễn thám, hệ thông tin địa lý và hệ thống định vị toàn cầu), Nxb ĐHQG HN,

34. Nguyễn Ngọc Thạch (chủ biên), Dương Văn Khảm. Địa thông tin ứng dụng (Các ứng dụng của Viễn thám, Hệ thông tin địa lý và GPS), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2012.

35. Vũ Văn Phái (Chủ biên), Nguyễn Hiệu, Dương Tuấn Ngọc, Vũ Lê Phương, Lưu Thành Trung, Vũ Tuấn Anh, Biến động đường bờ biển các tỉnh Nam Bô dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nxb ĐHQG HN,

36. Vũ Văn Phái, Vũ Tuấn Anh, Vũ Lê Phương, Mai Thành Tân, Địa mạo và thay đổi môi trường toàn cầu (Sách dịch từ tiếng Anh). Nxb ĐHQG HN, Hà Nội,

37. Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên), Phạm Hoàng Hải, Vũ Văn Phái và nnk, Bách khoa Địa lý Hà Nội (phần mở rộng). Nhà Xb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015.

2.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 

2.4.1. Các hướng nghiên cứu khoa học

Sau khi xác định cơ cấu ngành và chuyên ngành, các bộ môn đã tích cực, chủ động tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học, lấy đó làm mục tiêu thâm nhập thực tế, nâng cao kiến thức và hỗ trợ công tác đào tạo. Ngoài các đề tài mang tính truyền thống như điều tra tổng hợp lãnh thổ, đánh giá tiềm năng tài nguyên, tổ chức sản xuất theo quy luật sinh thái các vùng Địa lý,...các bộ môn đã xây dựng và triển khai nhiều đề tài có tính công nghệ - kỹ thuật mũi nhọn hoặc mang tính cấp thiết ở tầm Quốc gia, khu vực và toàn cầu như các đề tài về Viễn thám, Hệ thông tin Địa lý, công nghệ GPS, Hệ thống thông tin đất đai, Tai biến thiên nhiên, Môi trường,... Bên cạnh các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu thuộc cấp Nhà nước, cấp Đại học Quốc gia, cấp Trường ĐH KHTN,... nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính liên ngành, đa ngành và liên kết với địa phương cũng đã được triển khai. Có thể nói rảng, trong 20 năm qua, nghiên cứu khoa học ở Khoa Địa lý đã trở nên đa dạng và toàn diện hơn theo hướng hệ thống. Các hướng nghiên cứu đó được tóm tắt như sau.

1. Nghiên cu khám phá hang động karst Phong Nha - K Bàng

Đồng thời với việc triển khai đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu hang động karst Việt Nam” do cố GS.TSKH Nguyễn Quang Mỹ chủ trì,  trong suốt 25 năm qua, Khoa Địa lý là đơn vị chủ trì hợp tác với Hiệp hội hang động Hoàng Gia Anh về nghiên cứu đo vẽ, phát hiện hệ thống hang động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Khoa Địa lý và khoa Địa chất là những thành viên chính xây dựng hồ sơ di sản trình UNESCO công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới. Đã xuất bản 2 cuốn sách và một số bài báo đăng trên các tạp chí Khoa học và Hội nghị Khoa học cấp Quốc gia và quốc tế.

Kỳ quan hang động Việt Nam (2001) do cố GS.TSKH Nguyễn Quang Mỹ chủ trì;

Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam (2003) do GS TS Trần Nghi chủ biên 

Trong 10 năm gần đây, Khoa Địa lý cùng với Hiệp hội đã phát hiện, đo vẽ, nghiên cứu hang Sơn Đoòng và phát hiện, đo vẽ mới hàng chục kilomet hang động mới, nghiên cứu môi trường trong hang động. Các cán bộ của Khoa cùng Hiệp hội hang động Hoàng Gia Anh đã có tiếng nói quan trọng trong việc khai thác, sử dụng hợp lý hang động karst và bảo vệ cảnh quan, môi trường của Di sản; Với những đóng góp này, Khoa, các tập thể trực thuộc và nhiều thành viên trong khoa đãđược UBND tỉnh Quảng Bình tặng bằng khen.

Hiện tại, PGS.TS. Nguyễn Hiệu đang chủ trì đề tài nhóm A cấp ĐHQGHN “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững hang động và cảnh quan karst tỉnh Quảng Ninh, mã số QGTĐ.14.10. 

2. Hướng nghiên cứu địa lý tổng hợp gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và quy hoạch bảo vệ môi trường

Kế thừa hướng nghiên cứu địa lý tổng hợp đã được triển khai có hiệu quả trong các Chương trình Tây Nguyên 1, Chương trình Thuận Hải – Minh Hải,… của thời kỳ trước, từ khi trở thành khoa Địa lý độc lập, các thành viên trong khoa đã xây dựng được hướng nghiên cứu địa lý tổng hợp theo định hướng ứng dụng, các công trình tiêu biểu theo hướng này là:

- Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ cấp tỉnh 2001 -2003. Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG HN - PGS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì.

- Nghiên cứu phân vùng cảnh quan lãnh thổ Việt - Lào với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý” thuộc đề tài trọng điểm ĐHQGHN mã số QGTĐ.06.04 do GS. Nguyễn Cao Huần chủ trì;

- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tăng cường liên kết vùng của Tây Nguyên với Duyên Hải Nam Trung bộ trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” – Đề tài nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 mã số TN3/T19, do PGS.TS. Đặng Văn Bào chủ trì;

Hướng nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường cho các cấp lãnh thổ khác nhau được đặc biệt chú ý, điển hình là:

- Nghiên cứu tổng hợp biến động môi trường Hạ Long - Quảng Ninh - Hải Phòng (Tài nguyên đất - nước - rừng). PGS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì, 1996 - 1998.

- Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai: 2000 - 2002. PGS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì.

- Đánh giá tải lượng bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực Vịnh Cửa Lục - Quảng Ninh. PGS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì, 2003 - 2004.

- Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến 2010 và định hướng đến 2020. GS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì, 2004 - 2006.

- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh và một số vùng trọng điểm do GS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì, 2007-2009,….

- Quy hoạch bảo vệ môi trường Quảng Ninh và Quy hoạch bảo vệ môi trượng Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Hợp tác với NIPON Nhật Bản).

- Quy hoạch bảo vệ môi trường các huyện và thành phố (tp Hạ Long, Huyện Cô Tô, huyên Vân Đồn, huyện Đông Triều, huyện Đầm Hà) thuộc tỉnh Quảng Ninh (2014 - 2015).

3. Hướng nghiên cứu phòng tránh tai biến thiên nhiên và thích ứng biến đổi khí hậu

Hướng nghiên cứu tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu đã được phát triển khá sớm tại khoa Địa lý và đã có những kết quả đáng trân trọng. Một số đề tài tiêu biểu theo hướng này là:

- Nghiên cu biến động địa hình ca sông ven bin châu th sông Hng. Cấp ĐHQG HN, mã số QT-96-12 do Vũ Văn Phái chủ trì (1996-1998)

- Nghiên cứu xói lở và bồi tụ vùng cửa sông ven biển Bắc và Trung bộ mối liên quan đến khoáng sản tân kiến tạo và mực nước biển ven châu thổ” - Đề tài nghiên cứu cơ bản do PGS.TS. Nguyễn Hoàn chủ trì, 1998- 2000.

- Nghiên cứu tai biến thiên nhiên trên cơ sở địa mạo phục vụ quy hoạch và phát triển đô thị Đà Nẵng–Hội An (đề tài cấp ĐHQGHN do PGS.TS. Đặng Văn Bào chủ trì)

- Nghiên cứu tai biến thiên nhiên trên cơ sở địa mạo phục vụ quy hoạch và phát triển đô thị Đà Nẵng –Quảng Ngãi, Đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHNmã số QG99.10, 1999 – 2001 do GS.TS. Đào Đình Bắc chủ trì.

- Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển Nam Trung Bé (Tuy Hoµ -Vòng Tµu) 0-30m n­íc tỷ lệ 1:100.000

- Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG: “Nghiên cứu, đánh giá tai biến lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn trên cơ sở ứng dụng phương pháp địa mạo và công nghệ GIS” do PGS.TS. Nguyễn Hiệu chủ trì, 2005-2007.

- Nghiên cứu tác động của hoạt động kinh tế - xã hội tới biến động sử dụng đất và môi trường tự nhiên trong khung cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu (nghiên cứu trường hợp tại đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam. GS.TSKH Đặng Hùng Võ chủ trì, 2009 – 2012

- Tăng cường năng lực của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu về viễn thám và Hệ thông tin địa lý với ứng dụng trong việc theo dõi và quản lý tai biến tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Kạn. PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch chủ trì, 2009 – 2012

- Nghiên cứu biến động bờ biển trong mối quan hệ với mực nước biển dâng phục vụ quy hoạch và q