skip to primary navigation skip to content

Vietnamese English - UK

 

Bộ môn Bản đồ và Địa thông tin

Bộ môn Bản đồ và Địa thông tin

Bộ môn Bản đồ và Địa thông tin

(Department of Cartographya and Geoinformatics) 

Trưởng Bộ môn: PGS. TS. Đinh Thị Bảo Hoa

Phó Trưởng Bộ môn: 

1. Giới thiệu chung

Năm thành lập

Bộ môn Bản đồ và Địa thông tin, Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được thành lập năm 1996, tiền thân là Bộ môn Địa mạo - Bản đồ (1982) sau là Bộ môn Bản đồ (1992) thuộc Khoa Địa lý - Địa chất trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Quá trình phát triển

Bản đồ học là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật thuộc khối các Khoa học về Trái đất nói riêng và Khoa học nhận thức nói chung. Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu các phương pháp xây dựng, lập mô hình về không gian và kỹ thuật sử dụng các loại mô hình đó để nhận thức trong địa lý, địa chất, khoa học về hành tinh và trong nhiều ngành khoa học khác thuộc lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực, cho nên tới năm 1982 Bộ môn “Bản đồ” thuộc Khoa Địa lý - Địa chất Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mới được thành lập. Trước đó, nhóm cán bộ giảng dạy về Bản đồ và Trắc địa được xếp chung với Bộ môn Địa mạo trong một bộ môn ghép gọi là Bộ môn Địa mạo - Bản đồ.

Trên thế giới, từ những năm 60 của thế kỷ trước, công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) phục vụ nghiên cứu và phân tích không gian bắt đầu phát triển và đặc biệt ngày càng mạnh mẽ hơn tính từ những năm cuối của thế kỷ. Ở trong nước, việc tiếp thu và ứng dụng công nghệ này cũng đã có những chuyển biến tích cực và đặt Bộ môn trước những nhiệm vụ và thử thách mới. Để đáp ứng nhu cầu về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời để hoà nhập vào xu hướng phát triển chung của thế giới, năm 1992, Bộ môn Bản đồ được tăng cường thêm một số cán bộ chuyên môn tương ứng và được đổi tên thành Bộ môn Bản đồ - Viễn thám, đi đôi với nó, chương trình đào tạo chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám cũng được bổ sung các môn học thuộc lĩnh vực Viễn thám và Hệ thông tin địa lý.

Từ mô hình hoá bản đồ, mô hình hoá GIS là phương thức được dùng để tổng hợp và phân tích dữ liệu địa lý. Bên cạnh đó các mô hình xử lý ảnh vệ tinh hay các tín hiệu vệ tinh ngày càng trở nên thông dụng hơn. Như vậy, có thể thấy rằng để nghiên cứu thế giới thực có thể lập các mô hình để thay thế. Các mô hình này có thể chuyển đổi để làm xuất hiện những quy luật, đặc điểm và cấu trúc bên trong của các đối tượng và hiện tượng địa lý. Từ nội hàm về các chức năng nhiệm vụ đang và sẽ đảm nhận trong tương lai gần, tạo đà cho việc hội nhập sâu và rộng vào nhip điệu phát triển của thế giới, Bộ môn hướng tới lựa chọn tên là Bộ môn Địa thông tin. 

Sau một thời gian xây dựng và trưởng thành, Bộ môn đã đào tạo được nhiều các thế hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ  tốt nghiệp chuyên ngành Địa thông tin, đóng góp một nguồn nhân lực đáng kể cho nhiều Bộ ngành. Hiện nay, lực lượng NCS của Bộ môn ngày càng tăng cho thấy nhu cầu cần thiết về nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Địa thông tin, đang tiến hành các hướng nghiên cứu ứng dụng để giải quyết các bài toán thực tiễn, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường của đất nước. 

Chức năng nhiệm vụ của Bộ môn:

- Đào tạo đại học và sau đại học các lĩnh vực địa thông tin, địa lý ứng dụng, quy hoạch lãnh thổ, quản lý đất đai nói riêng và tài nguyên nói chung.

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trên cả các lĩnh vực địa thông tin, địa lý ứng dụng, quy hoạch lãnh thổ, quản lý đất đai nói riêng và tài nguyên nói chung trên các quy mô lãnh thổ khác nhau.

- Thực hiện các hợp đồng khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu của các địa phương, các ngành và các dự án hợp tác quốc tế.

- Đào tạo nâng cao về công nghệ địa thông tin theo các nhu cầu.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

Để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ trên, Bộ môn luôn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ cả về chất lượng lẫn số lượng, luôn tạo điều kiện cho cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn. Tất cả các cán bộ giảng dạy của Bộ môn đều được đào tạo ở nước ngoài, tu nghiệp các quốc gia như Nga, Đức, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Thái Lan. Hầu hết cán bộ giảng dạy của Bộ môn đều tham gia các chương trình học giả hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài (Hàn Quốc, Mỹ, Bỉ, Thuỵ Điển, Canada) hoặc ở trong nước. Các cán bộ của Bộ môn ngày càng trưởng thành, đã có các công trình công bố trên các Tạp chí Quốc tế có uy tín và các Hội nghị Khoa học trong và ngoài nước và đã nắm giữ các vị trí quan trọng trong các đề tài hợp tác khoa học khác nhau. Sau hơn 30 năm hoạt động, từ lực lượng ban đầu chỉ có 4 cán bộ giảng dạy là những cử nhân và kỹ sư, ngày nay Bộ môn đã có những cán bộ trở thành những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Địa thông tin ở trong nước, khối Asean và quốc tế.

2. Đào tạo

+ Đào tạo đại học

Ngay từ khoá đầu (năm 1980), ngoài việc đảm bảo giảng dạy các môn học cơ sở về trắc địa, bản đồ, sau này thêm các môn viễn thám và hệ thông tin địa lý cho các chuyên ngành khác trong khoa và ngoài khoa, ngoài trường, Bộ môn đã đào tạo nhiều sinh viên chuyên sâu Bản đồ, Viễn thám và GIS. Bình quân mỗi năm đào tạo khoảng trên 10 sinh viên.

+ Đào tạo sau đại học

Năm 2004, Bộ môn bắt đầu đào tạo cao học chuyên ngành Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý với mã số: 60.44.76. Bình quân mỗi năm đào tạo từ 15 đến 20 học viên cao học. Các cán bộ của Bộ môn còn tham gia đào tạo sau đại học theo chương trình hợp tác quốc tế với Đức, Pháp, Canada và Hà Lan. Tới nay, đã có trên 10 khoá cao học tốt nghiệp và nguồn nhân lực này đang công tác tại các vị trí quan trọng của Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Đo đạc Bản đồ Bộ Tổng tham mưu, Cục đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ...đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực viễn thám và GIS trong các lĩnh vực nghiên cứu và quản lý tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn vẹn lãnh thổ.

Năm 2009, Bộ môn bắt đầu đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám và Hệ thông tin địa lý với mã số: 62.44.76.01. Sau 7 năm tuyển sinh, số lượng NCS của Bộ môn ngày càng nhiều, bên cạnh NCS trong nước còn có cả NCS nước ngoài tới đăng ký đào tạo. Luận án được thực hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Nội dung đào tạo nghiên cứu sinh rất đa dạng, liên quan tới nhiều lĩnh vực khoa học Trái Đất, Tài nguyên và Môi trường và Công nghệ Địa thông tin. Để nâng cao chất lượng luận án và tạo điều kiện hội nhập quốc tế, các thành viên bộ môn đã đứng đồng hướng dẫn luận án cho NCS trong nước với các nhà khoa học quốc tế đồng thời cũng tham gia đồng hướng dẫn các NCS người nước ngoài của một số trường đại học ở Pháp, Đức, Ấn Độ, Úc...

Các cán bộ của Bộ môn cũng tham gia đào tạo sau đại học, giảng dạy, hướng dẫn tốt nghiệp cho một số trường như: Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Khoa học Huế, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên...

Các cơ quan gửi cán bộ sang đào tạo Sau đại học ở Bộ môn có thể kể đến: Cục Đo đạc - Bản đồ Quân đội, Bộ Tổng tham mưu; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường; Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Trường Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Huế; Trường Đại học Quy Nhơn; Viện Hàn lân Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh...

3. Nghiên cứu khoa học

Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học, các cán bộ trong Bộ môn luôn tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài phục vụ sản xuất, hợp tác quốc tế, xêmina khoa học trong và ngoài nước.  

Thời gian qua, các cán bộ của Bộ môn đã chủ trì và tham gia rất nhiều đề tài thuộc các cấp khác nhau, trong đó đã Chủ trì trên 40 đề tài cấp Bộ, Tỉnh, Đại học Quốc gia.

Đã chủ trì và nghiệm thu các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ theo các hướng:

- Ứng dụng địa thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, quy hoạch lãnh thổ

1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Sông Cầu tỉnh Phú Khánh giai đoạn 1985 - 2010, Đề tài nhánh cấp Nhà nước, 1986 – 1988 (Nguyễn Ngọc Thạch, Chủ trì).

2) Hệ thông tin môi trường đồng bằng sông Hồng SIE - Delta, 1993 – 1997 (Phạm Văn Cự, Chủ trì dự án hợp tác giữa Viện Địa chất, Viện khoa học công nghệ Việt Nam và Đại học Sherbrook Canada).

3) Atlas đô thị ven đô Hà Nội, 1993 -1999 (Phạm Văn Cự, Chủ trì).

4) Xác lập cơ sở khoa học đề xuất định hướng sử dụng đất với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (lấy ví dụ tỉnh Thái Bình), Đề tài nghiên cứu cơ bản. Mã số 701906, 2006 – 2009 (Nhữ Thị Xuân, Chủ trì).

5) Thành lập xêri bản đồ dân cư Thành phố Hà Nội, Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG. Mã số QGTĐ-0801, 2008 – 2010 (Nhữ Thị Xuân, Chủ trì).

- Ứng dụng địa thông tin trong nghiên cứu đánh giá tài nguyên

6) Tài nguyên địa chất, quản lý đới bờ, thuộc Đề án “Nghiên cứu quản lý tài nguyên và môi trường Malaysia - NAREM” , 1996-1999 (Nguyễn Ngọc Thạch, Chủ trì, Đề tài nhánh).

7) Ứng dụng viễn thám nghiên cứu đặc điểm các dạng địa hình dải ven biển từ Quảng Ninh đến Hải Phòng. Đề tài nghiên cứu cơ bản, 2000 – 2003 (Nguyễn Ngọc Thạch, Chủ trì).

8) Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất đai và bảo vệ tài nguyên môi trường vùng ven đô Hà Nội trên cơ sở ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý. Đề tài nghiên cứu cơ bản. Mã số 745203HN, 2002 – 2004 (Nhữ Thị Xuân, Chủ trì).

9) Nghiên cứu địa phương trong lĩnh vực canh tác đất dốc, 2010-2011 (Vũ Kim Chi, Chủ trì Dự án hợp tác với Đại học Copenhagen, Đan Mạch).

- Ứng dụng địa thông tin trong nghiên cứu tai biến thiên nhiên và bảo vệ môi trường

10) Ứng dụng viễn thám - GIS nghiên cứu ảnh hưởng của mặt đệm tới lũ quét khu vực sông vừa và nhỏ, Đề tài nghiên cứu cơ bản, 2003 – 2005 (Nguyễn Ngọc Thạch, Chủ trì).

11) Xây dựng bản đồ nhạy cảm của các hệ sinh thái với tác động của môi trường phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững khu vực dải ven biển thành phố Hải Phòng, Đề tài cấp ĐHQG, Mã số QGTĐ 05-02, 2006-2007 (Nguyễn Ngọc Thạch, Chủ trì).

12) Tăng cường năng lực nghiên cứu ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu và quản lý tai biến thiên nhiên - Khu vực nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Bắc Kạn, 2010 – 2012 (Nguyễn Ngọc Thạch. Chủ trì đề tài nghị định thư Việt Nam - Ấn Độ).

13) Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng Tây Bắc, mã số TB.13C/13-18, thuộc chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” (Nguyễn Ngọc Thạch, Chủ trì đề tài Khoa học cấp Nhà nước).

- Ứng dụng địa thông tin trong nghiên cứu đánh giá, bảo tồn di sản

14) Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 và hệ thông tin địa lý phục vụ bảo tồn các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên ở miền Trung, thử nghiệm tại thành phố Huế và vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ độc lập cấp nhà nước về công nghệ vũ trụ, 2012-2015 (Phạm Văn Cự. Chủ trì đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ mã số VT/UD-03/14-15).

Hợp tác với nhiều cơ quan, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu các cấp (cấp vùng, cấp tỉnh) về: - Xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý tài nguyên môi trường: 1) Xây dựng bản đồ tiếng ồn các cảng hàng không (đề tài của Bộ Giao thông vận tải), 2010; 2) Đánh giá dự báo tác động môi trường của cảng hàng không Cần Thơ với tác động  của biến đổi khí hậu (đề tài của Bộ Giao thông vận tải ), 2011; 3) Xây dựng dư địa chí tỉnh Thanh Hóa (đề tài do Khoa Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì), 2009 – 2010; 4) Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS theo dõi diễn biến tài nguyên rừng lưu vực Sông Đà (đề tài do Viện Khoa học Lâm nghiệp - Bộ NNPTNT chủ trì), 2009; 5) Đánh giá dự báo tác động môi trường của khu vực dải ven biển nam trung bộ với tác động của biến đổi khí hậu (đề tài do Viện địa chất - TTKHTN&CNQG chủ trì), 2010. 6) Nghiên cứu tiềm năng nước karst khu vực Đông Bắc (đề tài độc lập thuộc chương  trình KC 09 do Đại học Mỏ - Địa chất chủ trì ), 2009-2011; Tai biến thiên nhiên: 1) Nghiên cứu xây dựng hệ thống bản đồ tai biến thiên nhiên (lũ quét, trượt lở, xói mòn) và quy hoạch phòng chống tai biến thiên nhiên cho tỉnh Hòa Bình, đề tài cấp Tỉnh, 2012. 2) Nghiên cứu xây dựng hệ thống bản đồ tai biến thiên nhiên (lũ quét, trượt lở, xói mòn)  cho tỉnh Sơn La, đề tài cấp Tỉnh, 2012. 3) Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh báo cháy rừng cấp xã cho 200 xã thuộc tỉnh Sơn La; Thể chế, chính sách: Xây dựng luật vũ trụ (đề tài cấp NN do Trung tâm Luật biển - ĐHQG chủ trì), 2011.

4. Hợp tác quốc tế

Các thành viên của Bộ môn đã và đang chủ trì và tham gia nhiều đề tài các cấp, các dự án hợp tác quốc tế với các trường đại học danh tiếng, các viện nghiên cứu tại Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Nhật, Ấn Độ, Thái Lan...cũng như tham gia báo cáo khoa học tại nhiều Hội nghị khoa học trong và ngoài nước (như Hội nghị Quốc tế về Việt Nam học, Hội nghị Địa lý Đông Nam Á, Hội nghị Viễn thám Châu Á, Tai biến thiên nhiên, Biến đổi khí hậu...). Tổng số các công trình đã đăng trên các tạp chí và kỷ yếu lên tới hàng trăm công trình.

5. Các hướng phát triển ưu tiên hiện nay

- Nghiên cứu và cung cấp dịch vụ dựa trên vị trí (location-based services) và định vị thông minh.

 - Tích hợp mô hình hóa biến động sử dụng đất và các hệ thống tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội phục vụ nghiên cứu tai biến thiên nhiên, đô thị hóa, đất ngập nước, hỗ trợ nông lâm nghiệp...

- Lập trình GIS, phân tích không gian, khai phá dữ liệu lớn và xây dựng bản đồ đa phương tiện.

- Nghiên cứu ứng dụng viễn thám: các mô hình xử lý dữ liệu viễn thám quang học, radar, lidar, UAV, xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám, thiết lập các hệ thống trợ giúp ra quyết định trong quan trắc tài nguyên và môi trường

6. Khen thưởng

Bộ môn: 

- Năm 2008, 2009, 2010, 2014, 2015 Bộ môn được nhận Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc.

- Năm 2006 Bộ môn được nhận Kỷ niệm chương của ĐHQG HN tặng.

- Năm 2009, 2013, 2015 Bộ môn được nhận Bằng khen của ĐHQG HN tặng.

Các cán bộ của Bộ môn đã được cấp bằng khen, giấy khen ở các cấp khác nhau:

- Năm 2000: 01 cán bộ được nhận Huy chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ” do Bộ Khoa học và Công nghệ tặng.

- Năm 2006: 01 cán bộ nữ của Bộ môn được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Năm 2010: 03 Cán bộ của Bộ môn được nhận bằng khen cấp ĐHQG HN.

- Vào giai đoạn 2000-2005, 2005-2010 các Cán bộ Nữ của Bộ môn được nhận 6 bằng khen cấp ĐHQG về “Mẹ lao động giỏi, con học giỏi” và 03 bằng khen cấp ĐHQG về “Phụ nữ giỏi việc trường, đảm việc nhà”.

- Giai đoạn 2010-2015: 01 cán bộ được tặng Bằng khen của ĐHGQ HN về đã có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước.

Tập thể cán bộ Bộ môn Bản đồ - Viễn thám là một tập thể đoàn kết, không ngừng phát triển, có trọng trách đào tạo và nghiên cứu khoa học, thường xuyên cập nhật và truyền bá sự phát triển công nghệ địa thông tin nhằm theo kịp trình độ quốc tế và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho công cuộc đổi mới đất nước.

7. Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ

- Giai đoạn 1982 đến 1990 :  GVC Hoàng Phương Nga (Chủ nhiệm)

- Giai đoạn 1990 đến 1992 : GVC Nguyễn Thế Phương (Chủ nhiệm), GVC Hoàng Phương Nga (Phó Chủ nhiệm).

- Giai đoạn 1992 đến 2000 : PGS. TSKH. Phan Văn Quýnh (Chủ nhiệm), TS. Nhữ Thị Xuân (Phó Chủ nhiệm).

- Giai đoạn 2000 đến 2009 : PGS.TS. Nhữ Thị Xuân (Chủ nhiệm), TS. Đinh Thị Bảo Hoa (Phó Chủ nhiệm).

- Giai đoạn từ năm 2009 đến 2014 : TS. Đinh Thị Bảo Hoa (Chủ nhiệm), PGS.TS. Nguyễn Đình Minh (Phó Chủ nhiệm).

- Giai đoạn từ năm 2014 đến nay : PGS. TS. Đinh Thị Bảo Hoa (Trưởng Bộ môn), TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng (Phó Trưởng Bộ môn).

8. Cán bộ bộ môn qua các thời kỳ

8.1. Cán bộ đang công tác tại bộ môn

 

ĐINH THỊ BẢO HOA

- Ngày và nơi sinh: 29/7/1965, Hà Nội.

- Học vị, học hàm: CN/1987/ĐH Mỏ-Địa chất HN; ThS/1997/AIT-Thái Lan; TS/2007/ĐHQG Hà Nội, PGS/2015.

- Chuyên môn: Bản đồ, viễn thám và GIS; Viễn thám ứng dụng, Phân tích không gian và mô hình hóa GIS.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1992 đến nay.

- Liên hệ: 024 38581420; dinhthibaohoa@hus.edu.vn.

 

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

- Ngày và nơi sinh: 07/7/1981, Kim Sơn, Ninh Bình.

- Học vị, học hàm: CN/2003/ĐHQG Hà Nội; TS/2012/ĐHQG Hà Nội.

- Chuyên môn: Bản đồ, viễn thám và GIS; Cảnh quan đô thị.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 2013 đến nay.

- Liên hệ: 024 38581420; nguyenthuyhang@vnu.edu.vn.

 

VŨ PHƯƠNG LAN

- Ngày và nơi sinh: 28/01/1982.

- Học vị, học hàm: CN/2006/ĐH Mỏ-Địa chất HN; ThS/2010/ĐHQG Hà Nội.

- Chuyên môn: Trắc địa, Bản đồ; Nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất; Phân tích và xử lý ảnh Radar.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 2014 đến nay.

- Liên hệ: 024 38581420; lanvuphuong.rsc@gmail.com.

 

NGUYỄN ĐÌNH MINH

- Ngày và nơi sinh: 26/07/1959, Hà Nội.

- Học vị, học hàm: CN/1983/Rumani; ThS/1993/AIT-Thái Lan; TS/2004/ĐHQG Hà Nội, PGS/2009.

- Chuyên môn: Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1995 đến nay.

- Liên hệ: 024 38581420; ndminhvnu@yahoo.com.

 

BÙI QUANG THÀNH

- Ngày và nơi sinh: 15/2/1981, Hà Nội.

- Học vị, học hàm: CN/2002/ĐHQG Hà Nội; TS/2008/Đức.

- Chuyên môn: GIS, Viễn thám; Thống kê không gian; Quản lý đất đai.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 2008 đến nay.

- Liên hệ: 024 38581420; qthanh.bui@gmail.com

 

NGUYỄN QUỐC HUY

Ngày và nơi sinh: 23/11/1988, Hà Nội

Học vị, học hàm: CN/2011/ĐHQG Hà Nội ; ThS/2016/ĐHQG Hà Nội

Chuyên môn: Công nghệ phần mềm; Viễn thám và GIS ứng dụng.

Thời gian công tác tại bộ môn: từ 2016 đến nay 

Liên hệ: 024 38581420; huyquoc2311@hus.edu.vn

 

 

PHẠM VĂN MẠNH

- Ngày và nơi sinh: 10/10/1984, Hà Nội.

- Học vị, học hàm: CN/2007/ĐHQG Hà Nội; ThS/2013/ ĐHQG Hà Nội.

- Chuyên môn: Viễn thám; GIS

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 2017 đến nay.

- Liên hệ: 024 38581420; manh10101984@gmail.com 



  1. 2. Cán bộ đã công tác tại Bộ môn

 

NGUYỄN NGỌC THẠCH

- Ngày và nơi sinh: 10/01/1950, Vĩnh Phúc.

- Học vị, học hàm: CN/1972/ĐHTH Hà Nội; ThS/1990/Ấn Độ; TS/1993/ĐHTH Hà Nội, PGS/2001.

- Chuyên môn: Địa chất, Viễn thám và GIS; Tai biến thiên nhiên và môi trường.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 1999 đến 2017

- Liên hệ: 024 38581420; nguyenngocthachhus@gmail.com.

 

PHẠM XUÂN CẢNH

- Ngày và nơi sinh: 12/08/1987, TP. Thanh Hoá.

- Học vị, học hàm: CN/2010/ĐHQG Hà Nội; ThS/2013/ĐHQG Hà Nội.

- Chuyên môn: GIS, Viễn thám; Đánh giá tổn thương; Tai biến thiên nhiên.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 2010 đến 2016

- Liên hệ: 024 38581420; phamxuancanh@hus.edu.vn.

 

NHỮ THỊ XUÂN

- Ngày và nơi sinh: 24/6/1954.

- Học vị, học hàm: CN/1979/Liên Xô; TS/1994/Liên Xô; PGS/2004; Nhà giáo Ưu tú/2012.

- Chuyên môn: Bản đồ; Ứng dụng bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu địa lý, địa chính.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1979 đến 2016.

- Liên hệ: 024 38581420; nhuthixuandl@gmail.com.

 

 

PHẠM VĂN CỰ

- Ngày và nơi sinh: 08/04/1949, Hà Nội.

- Học vị, học hàm: CN/1973/Liên Xô; TS/1996/Viện Địa chất, PGS/2004.

- Chuyên môn: Viễn thám và GIS; Biến đổi toàn cầu.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 2005 đến 2016.

- Liên hệ: 024 38581420; cu.phamvan@gmail.com.

 

 

 

VŨ KIM CHI

- Ngày và nơi sinh: 22/12/1975, Hà Nội.

- Học vị, học hàm: CN/1996/ĐHQG Hà Nội; ThS/1998/Bỉ; TS/2007/Bỉ.

- Chuyên môn: Viễn thám và GIS trong địa lý tự nhiên, môi trường, xã hội.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1999 đến 2013.

- Liên hệ: 024 38581420; vukimchi2001@yahoo.com.

 

NGUYỄN VĂN PHA

- Ngày và nơi sinh: 05/10/1950.

- Học vị, học hàm: CN/2005/ĐHQG Hà Nội.

- Chuyên môn: Kỹ thuật viên.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1995 đến 2010.

- Liên hệ: 024 38581420.

 

 


PHAN VĂN QUÝNH

- Ngày và nơi sinh: 01/10/1943.

- Học vị, học hàm: CN/1968/Liên Xô; TS/1978/Liên Xô; TSKH/1988/Liên Xô, PGS/1992.

- Chuyên môn: Kiến tạo; Tìm kiếm khoáng sản.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1992 đến 2000.

- Liên hệ: 024 38581420; quynhphvnu@yahoo.com.vn.

 

TRẦN ĐỨC THANH

- Ngày và nơi sinh: 1952, Nam Định.

- Học vị, học hàm: CN/1975/Liên Xô; TS/1995/ĐHSP Hà Nội; PGS/2003.

- Chuyên môn: Trắc địa bản đồ; Du lịch sinh thái, Du lịch cộng đồng, Quản trị tài nguyên con người.

Phát triển du lịch bền vững.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1980 đến 1995.

- Liên hệ: 024 38581420; thanhtd@vnu.edu.vn.

 


NGUYỄN THẾ PHƯƠNG

- Ngày và nơi sinh: 09/8/1945, Hà Nội.

- Học vị, học hàm: CN/1968/Liên Xô.

- Chuyên môn: Trắc địa công trình.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1979 đến 1991.

- Liên hệ: 024 38581420; hanoi.dongda@gmail.com.

 

HOÀNG PHƯƠNG NGA

- Ngày và nơi sinh: 13/07/1942, Huế.

- Học vị, học hàm: CN/1967/Liên Xô.

- Chuyên môn: Bản đồ; Bản đồ chuyên đề, Mô hình hóa và tự động hóa bản đồ.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1977 đến 1997.

 

NGUYỄN THỊ TÁM

- Ngày và nơi sinh: 16/4/1947.

- Học vị, học hàm: CN/1976/ĐHBK Hà Nội.

- Thời gian công tác tại bộ môn: Từ 1976 đến 1994.

- Liên hệ: 024 38581420