skip to primary navigation skip to content

Vietnamese English - UK

 

Bộ môn Địa nhân văn và quy hoạch

Bộ môn Địa nhân văn và quy hoạch

Bộ môn Địa nhân văn và quy hoạch

(Department of Human Geography and Planning)

Trưởng bộ môn: GS.TS. Trương Quang Hải

Phó trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thị Hà Thành 

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Địa nhân văn và kinh tế sinh thái được thành lập năm 1997 trên cơ sở kết hợp giữa việc nhận thức sâu sắc về sự phát triển Địa lý nhân văn trên thế giới với ý tưởng nảy sinh trong quá trình đem kiến thức địa lý phục vụ thực tế sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ XX của thầy và trò Bộ môn “Quy hoạch lãnh thổ và quản lý môi trường”, Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.       

Mục tiêu hoạt động chính của Bộ môn là nghiên cứu khoa học và giảng dạy về đặc điểm con người và các cộng đồng trên cơ sở hiểu biết quy luật phân hóa lãnh thổ các vùng, hướng hoạt động kinh tế có hiệu quả và bền vững. Bộ môn Địa nhân văn và kinh tế sinh thái đã có những hướng nghiên cứu đặc thù rất phù hợp với những nhu cầu cấp bách của con người và xã hội hiện đại theo nguyên lý “kinh tế xanh”.

Sự ra đời của Bộ môn Địa nhân văn và Kinh tế sinh thái đánh dấu một bước trưởng thành của Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cả về cơ cấu chuyên ngành, cả về ý tưởng và mục tiêu hoạt động hướng đến sự phát triển lâu bền cho các cộng đồng người; lý thuyết hoá một cách bài bản mối tương quan giữa "Phát triển và Môi trường" và cụ thể hoá nhiệm vụ "hãy cứu lấy Trái đất" bằng một hướng tiếp cận hoàn toàn mới đến lãnh thổ, tài nguyên và con người, kinh tế và môi trường. Đó là cách thức làm kinh tế phù hợp với quy luật cấu trúc tự nhiên của lãnh thổ; đặt sự phát triển kinh tế xã hội theo quy luật biến đổi của thế giới vật chất tự nhiên với thời gian theo quy luật vận động khách quan.

2. Đào tạo

- Đào tạo đại học:

Ngày 16 tháng 9 năm 1997, sau một thời gian xem xét, cân nhắc đối với tờ trình của Khoa Địa lý (lúc này đã tách ra từ Khoa Địa lý - Địa chất cũ), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra quyết định cho thành lập Bộ môn “Địa lý kinh tế - xã hội và nhân văn". Tuy nhiên, với những ý tưởng và lý luận ban đầu, như đã nêu ở trên, chúng tôi vẫn đi theo hướng mới đã chọn và kiên định giữ tên Bộ môn là "Địa nhân văn và kinh tế sinh thái" với nhận định rằng:

- Mọi khoa học đều phải phục vụ cho con người nên nghiên cứu thuộc tính các cộng đồng người theo vùng địa lý là nội dung cần thiết; Lấy nhân tố địa lý và thuộc tính cân bằng động của nó để lý giải về các đặc trưng kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng người theo các địa vực sinh sống khác nhau. Đó cũng chính là tiền đề hình thành nên kho tàng “tri thức bản địa” của các cộng đồng người theo vị trí địa lý.

- Việc phục vụ con người có hiệu quả phải dựa trên lý luận kinh tế học theo quy luật sinh thái của các cấp đơn vị lãnh thổ (sinh thái học của các cảnh quan);

- Dự đoán rằng nhất định trong tương lai, trên thế giới, muốn giải quyết cuộc “khủng hoảng sinh thái", lý thuyết kinh tế học phải dựa trên kiến thức và quy luật “sinh thái cảnh quan” vốn là bản chất vận động và hình thành của thế giới vật chất trong lớp vỏ Địa lý tự nhiên;

- Lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về "Địa nhân văn và kinh tế sinh thái" có hai điểm lợi: một là toàn diện hoá Trường Đại học Khoa học Tự nhiên như mô hình "Đại học Tổng hợp kiểu mới"; hai là tạo ra một địa chỉ về ”Nhân văn và kinh tế” phù hợp với hướng hợp tác của nhiều trường và viện quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo ở giai đoạn hiện tại và tương lai.

Theo hướng đào tạo này, chương trình đào tạo của Bộ môn đã được bổ sung các môn mới như: "Địa lý văn hoá và các dân tộc Việt Nam''; "Địa chính trị"; "Địa lý nông nghiệp và Kinh tế trang trại "; "Toán và GIS trong quản lý kinh tế"; “Những vấn đề địa lý nhân văn hiện đại”, “Địa lý xã hội”, “Địa lý lịch sử”... và với cả nội dung đào tạo chuyên ngành "Địa lý du lịch và Du lịch sinh thái" cùng chuyên ngành “Địa lý Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ”. Các hướng hoạt động và đào tạo nghiên cứu chính của cán bộ, sinh viên (từ khoá K40) thuộc các lĩnh vực sau đây:

- Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái các cấp: hệ gia đình, trang trại, doanh nghiệp, vùng lãnh thổ (như Tây Bắc, Tây Nguyên) và theo các cấp đơn vị hành chính kinh tế khác (xã, huyện, tỉnh, vùng quốc gia, khu vực, toàn cầu);

- Địa văn hoá các dân tộc, đặc điểm phân hóa các dân tộc và các cộng đồng theo lãnh thổ;

- Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, tổ chức hệ thống lãnh thổ du lịch và quy hoạch phát triển du lịch các quy mô lãnh thổ và biển đảo;

- Xác lập luận cứ khoa học và thực tiễn, xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch bền vững, du lịch dựa vào cộng đồng;

- Địa lý các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và phát triển kinh tế biển;

- Quy hoạch và tổ chức sản xuất bền vững trên các cấp đơn vị lãnh thổ;

- Nghiên cứu về đặc điểm địa chính trị trong bối cảnh phát triển và hội nhập của đất nước, trước tình hình diễn biến phức tạp tại biển Đông;

- Đánh giá kinh tế sinh thái cho các loại hình dự án cho mục tiêu phát triển lâu bền (đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái);

- Sinh kế và phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên;

Với mục tiêu đã đề ra, Bộ môn đã tham gia tích cực vào việc đào tạo cử nhân thuộc hệ chính quy, hệ cử nhân khoa học tài năng và cử nhân chất lượng cao theo 3 nhóm chuyên ngành: i) Địa nhân văn & kinh tế sinh thái; ii) Địa lý du lịch & Du lịch sinh thái và iii) Địa lý quy hoạch và Tổ chức lãnh thổ. Bộ môn đã đào tạo được 18 khoá cử nhân chính qui và 3 khoá cử nhân tài năng, cử nhân chất lượng cao với nhiều sinh viên giỏi, đáp ứng nhu cầu của công việc xã hội. Các thế hệ sinh viên tốt nghiệp đã tham gia gánh vác các trọng trách khác nhau ở nhiều bộ, ngành kinh tế - xã hội của Đất nước. Hướng kinh tế học sinh thái đã từng được một số trường đại học có uy tín ở Vương Quốc Bỉ, Nhật Bản,... trân trọng và đã nhận học viên đào tạo tiếp ở bậc sau đại học.

- Đào tạo sau đại học:

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa lý kinh tế và chính trị (nay là Địa lý học) với khối kiến thức chuyên ngành nâng cao nhằm phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái; quy hoạch tái định cư hợp lý theo hướng phát triển bền vững, đánh giá, tổ chức hệ thống lãnh thổ du lịch và quy hoạch phát triển du lịch.

3. Nghiên cứu khoa học

Bộ môn đã chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài khoa học các cấp, trong đó có một số đề tài cấp nhà nước và đề tài hợp tác quốc tế.

Đã công bố nhiều công trình khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế và các tạp chí có uy tín quốc gia, trong các kỷ yếu hội nghị khoa học trong và ngoài nước.

Tham gia công tác biên soạn giáo trình phục vụ việc học tập của sinh viên, đồng thời hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển đổi qui trình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.

3.1. Hướng nghiên cứu khoa học

(i) Nghiên cứu các mô hình kinh tế -sinh thái.

(ii) Nghiên cứu đặc điểm dân số, dân cư, hình thái, cấu trúc quần cư và các vấn đề xã hội (di cư, bất bình đẳng,…).

(iii) Tiếp cận đa cấp, đa tỉ lệ trong nghiên cứu tương tác con người-môi trường.

(iv) Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch, du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, tổ chức lãnh thổ du lịch.

(v) Kinh tế và văn hóa các tộc người.

(vi) Nghiên cứu chuyển biến kinh tế xã hội và văn hóa, sinh kế cộng đồng và vấn đề nghèo trong thời kỳ đổi mới ở khu vực đô thị và nông thôn.

(vii) Sinh kế và tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư trong bối cảnh đô thị hoá, tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu.

(viii) Cấu trúc và lịch sử biến đổi cấu trúc đô thị. 

3.2. Một số ứng dụng từ kết quả nghiên cứu theo hướng “sinh thái cảnh quan” với “Địa nhân văn và kinh tế sinh thái”

(i). Đề nghị với Bộ Lâm Nghiệp (trước đây) và Nhà nước thay nguồn nguyên liệu cho Nhà máy giấy Bãi Bằng từ NỨA (vì sản lượng và sự tái sinh của nứa không bền vững....) sang GỖ MỀM.

(ii). Chuyển vùng giống cam Bố Hạ, Bắc Giang (sắp tuyệt chủng do đất và khí hậu suy thoái) lên vùng Vĩnh Tuy huyện Bắc Quang, thành phố Hà Giang, sau này là cả Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; nay đã phát triển thành vùng “cam sành Hà Giang”.

(iii). Đặt nền móng khoa học cho việc phát triển bền vững vùng chuyên canh cà phê Đắk Lắk và việc đổi mới và hoàn thiện một số quy trình chăm sóc cà phê như quy trình tưới nước cho cà phê, quy trình diệt cỏ dại ở vườn cà phê, quy cách trồng cây che bóng, chắn gió cho thảm cà phê.

(iv). Với đủ cơ sở khoa học về sinh thái cảnh quan và kinh tế học sinh thái đã đặt nền móng xác lập nên vùng chuyên canh na lớn của tỉnh Lạng Sơn từ việc nghiên cứu tổng hợp huyện Hữu Lũng.

(v). Xác lập cơ sở khoa học cho ý tưởng “Kiến nghị với nhà nước chia tỉnh lại như cũ” sau khi nhập tỉnh sai quy luật địa lý gây bất ổn về nhân văn và quản lý kinh tế - xã hội.

(vi). Góp một phần cơ sở lý luận Địa lý học để xác nhận tính hợp lý và ổn định của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia - một trong những cơ sở pháp lý trong nghị định tầm quốc tế tiến tới ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội giữa hai nhà nước và hai dân tộc láng giềng.

(vii). Nghiên cứu ứng dụng “tổ chức lãnh thổ sản xuất” ở nhiều địa phương trong cả nước.

(viii). Xác định các điểm, tuyến du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm tại Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng; Tổ chức không gian phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị, trong đó có các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm về chiến trường xưa.

 (ix). Phát hiện mới, phân hạng và đánh giá tổng hợp các di sản thiên nhiên; đề xuất mới một số tuyến du lịch sinh thái chuyên đề đặc thù; tổ chức lãnh thổ du lịch và xây dựng các mô hình phát triển du lịch bền vững vùng Tây Nguyên.

(x). Tham gia xây dựng “Atlas Thăng Long - Hà Nội”, một trong những cuốn sách tiêu biểu trong tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”; tham gia viết “Địa chí Cổ Loa”, “Địa chí Đông Anh”, “Thoại Sơn trên đường phát triển bền vững”, “Kinh tế môi trường” và nhiều cuốn sách có giá trị khác.   

4. Hợp tác quốc tế

- Phát triển các hướng hợp tác nghiên cứu về địa lý giáo dục, địa lý lịch sử, sinh kế các dân tộc thiểu số đối với các trường đại học Nhật Bản như Đại học Kansai, Đại học Otemon Gakuin, Đại học Tottori, Đại học Okayama; hợp tác nghiên cứu về sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu miền ven biển với các nhà khoa học Đan Mạch;

- Hợp tác với các trường Đại học KU Leuven và UC Louvain (Vương quốc Bỉ) nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển kinh tế-xã hội đến biến động sử dụng đất và môi trường tại Việt Nam.

- Bộ môn đã xây dựng và tổ chức chương trình thực địa hàng năm về mảng địa lý nhân văn cho sinh viên Bộ môn Địa lý và môi trường vùng, Đại học Kansai, Nhật Bản.

5. Các hướng phát triển ưu tiên hiện nay

1) Địa lý kinh tế- xã hội và kinh tế sinh thái: các vấn đề liên quan tới kinh tế biển, Đánh giá tính dễ bị tổn thương của người dân, của cộng đồng do tai biến thiên nhiên, do đô thị hoá, biến đổi khí hậu; Đánh giá nghèo (nghèo đô thị, nghèo đa chiều); Phân tích xu hướng dân số (di dân) trong bối cảnh phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu; Đánh giá sinh kế và sinh kế bền vững của dân cư miền núi, miền ven biển.

2) Địa lý du lịch và du lịch sinh thái: Đánh giá tiềm năng du lịch, xây dựng kho dữ liệu cho lãnh thổ các cấp, tổ chức lãnh thổ du lịch, xây dựng mô hình du lịch sinh thái và mô hình du lịch bền vững.

3) Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ: phát triển cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức lãnh thổ; quy hoạch lãnh thổ các cấp, quy hoạch ngành, kết hợp quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch các khu dân cư, các đối tượng sản xuất.

6. Khen thưởng

- Bộ môn đã được tặng Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1999.

- Bộ môn đã được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006.

- Nhiều cán bộ đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sơ, cấp ĐHQG Hà Nội qua các năm.

- Nhiều cán bộ được tặng Huy chương kháng chiến, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội, Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ, Huy chương Vì sự nghiệp các hội khoa học và kỹ thuật... 

7. Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ

- Giai đoạn 1997 - 2001: TS Phạm Quang Anh (Chủ nhiệm sáng lập bộ môn).

- Giai đoạn 2001 - 2004: PGS.TS. Đinh Văn Thanh (Chủ nhiệm bộ môn), GVC. Nguyễn Xuân Trường (Phó chủ nhiệm bộ môn).

- Giai đoạn 2005 - 2012: PGS.TS. Nguyễn Thị Hải (Chủ nhiệm bộ môn), GVC. Vũ Thị Hoa (Phó chủ nhiệm bộ môn).

- Giai đoạn 2012 - 2014: GS.TS. Trương Quang Hải (Chủ nhiệm bộ môn), GVC. Vũ Thị Hoa (Phó chủ nhiệm bộ môn).

- Giai đoạn 2015 - nay: GS.TS. Trương Quang Hải (Chủ nhiệm bộ môn), TS. Nguyễn Thị Hà Thành (Phó chủ nhiệm bộ môn).

8. Cán bộ qua các thời kỳ

8.1. Các cán bộ đang công tác

TRƯƠNG QUANG HẢI

- Ngày và nơi sinh: 05/05/1952, Ninh Bình

- Học vị, học hàm: CN/1978 / ĐH TH Hà Nội; TS/1991/Bungari; PGS/1996; GS/2007.

- Chuyên môn: Địa lý tài nguyên và môi trường; Phân tích và đánh giá cảnh quan; Địa lý du lịch; Khu vực học.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 2012 đến nay

- Liên hệ: 024 38581420; haitq.ivides@gmail.com 

NGUYỄN THỊ HÀ THÀNH

- Ngày và nơi sinh: 08/11/1983, Hà Nội

- Học vị, học hàm: CN/2005, ThS/2007/, ĐHQG Hà Nội ; TS/2011/Nhật Bản

- Chuyên môn: Địa lý lịch sử; Địa lý nông thôn và đô thị; Sinh kế.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 2005 đến nay

- Liên hệ: 024 38581420; hathanh-geog@vnu.edu.vn

VŨ THỊ HOA

- Ngày và nơi sinh: 14/11/1962, Hải Dương

- Học vị, học hàm: CN/1985/ĐH TH Hà Nội ; ThS/1997/ĐHQG Hà Nội .

- Chuyên môn: Địa lý nhân văn và địa lý kinh tế xã hội.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 1997 đến nay

- Liên hệ: 024 38581420; vuthihoa@hus.edu.vn 

HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

- Ngày và nơi sinh: 11/04/1980, Bắc Giang

- Học vị, học hàm: CN/2002, ThS/2004/, ĐHQG Hà Nội; TS/2014/Vương Quốc Bỉ

- Chuyên môn: Địa lý nhân văn; Kinh tế sinh thái; Viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa lý nhân văn; Sinh kế; Du lịch.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 2004 đến nay

- Liên hệ: 024 38581420; huonghoangbg@yahoo.com 

DƯƠNG THỊ THỦY

- Ngày và nơi sinh: 25/04/1988, Ninh Bình

- Học vị, học hàm: CN/2010, ThS/2012/, ĐHQG Hà Nội

- Chuyên môn: Địa lý du lịch và du lịch sinh thái; Địa lý tài nguyên và môi trường.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 2011 đến nay

- Liên hệ: 024 38581420; duongthuy.vnu@gmail.com 

8.2. Các cán bộ đã công tác tại bộ môn

PHẠM QUANG ANH

- Ngày và nơi sinh: 26/10/1938, Quảng Ngãi

- Học vị, học hàm: CN/1967/Liên Xô; TS/1997/ ĐHQG Hà Nội

- Chuyên môn: Sinh thái - Địa thực vật; Sinh thái cảnh quan ứng dụng; Địa chính trị và các vấn đề lãnh thổ.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 1997 đến 2002

- Liên hệ: 024 38581420

ĐINH VĂN THANH

- Ngày và nơi sinh: 04/01/1949, Thái Bình

- Học vị, học hàm: CN/1973/Liên Xô; TS/1985/Liên Xô; PGS/1992

- Chuyên môn: Tổ chức lãnh thổ; Sử dụng hợp lý nguồn lao động.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 1997 đến 2015

- Liên hệ: 024 38581420; dinhluongbinh.hau@gmail.com 

 NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

- Ngày và nơi sinh: 02/10/1943, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Học vị, học hàm: CN/1969/Liên Xô; ThS/1986/Thụy Điển.

- Chuyên môn: Địa mạo - địa chất biển; Địa lý kinh tế - xã hội và nhân văn.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 1997 đến 2004 

 NGUYỄN THỊ NGUYÊN

- Ngày và nơi sinh: 7/08/1948

- Học vị, học hàm: CN/1970/T ĐH NN Hà Nội

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 1997 đến 2004

- Liên hệ: 024 38581420 

 NGUYỄN THỊ HẢI

- Ngày và nơi sinh: 05/02/1952, Hà Nội

- Học vị, học hàm: CN/1975/Liên Xô; ThS/1997/ ĐH SP Hà Nội; TS/2002/  ĐHQG Hà Nội; PGS/2006

- Chuyên môn: Địa lý du lịch và du lịch sinh thái.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 2004 đến 2012

- Liên hệ: 024 38581420; nguyenthihaidl@yahoo.com.vn 

TRẦN ANH TUẤN

- Ngày và nơi sinh: 19/05/1974, Hà Nội

- Học vị, học hàm: CN/1996/ĐHTH Hà Nội , ThS/2002/ ĐHQG Hà Nội; TS/2006/Nhật Bản; PGS/2011

- Chuyên môn: Nghiên cứu cảnh quan; Nghiên cứu và ứng dụng địa lý nhân văn trong các lĩnh vực phát triển bền vững nông thôn và đô thị.

- Thời gian công tác tại bộ môn: từ 2006 đến 2013

- Liên hệ: 024 38581420; trananhtuan.moet@gmail.com